Để mở rộng và phát triển công ty; tham gia ký kết và đầu tư các dự án lớn; các công ty cổ phần buộc phải thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ là gì? Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2021 ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần:
Điều 111: Vốn công ty cổ phần
1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần; tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại; đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Như vậy, đối với công ty cổ phần; vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán; hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ có thể thay đổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và quyết định của các nhà đầu tư.
Hiện nay, không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối thiểu; hay giới hạn tối đa cho công ty cổ phần. Tuy nhiên, vốn điều lệ chính một điều kiện chứng minh tiềm lực tài chính; cũng như quy mô của công ty. Do đó, trong quá trình mở rộng và phát triển; nhiều công ty cổ phần đã thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ cho phù hợp.
Các trường hợp tăng vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng; trong các trường hợp được quy định theo điểm 1 mục A phần II Thông tư số 19/2003/TT-BTC:
- Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật; kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần; ; theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ;
- Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành; thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện; khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần; theo qui định của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi;
- Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu;
- Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận; hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty;
- Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.
Như vậy nếu công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ; thì có thể thực hiện theo các cách trên; tùy theo tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của công ty.
Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2021
Theo quy định hiện hành; thì khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ cần nộp ngay; và đủ số tiền vốn tăng; sau đó mới thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp với Sở Kế hoach và Đầu tư.
Sau đó, công ty cổ phần phải thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Đại hội đồng cổ đông trực tiếp thông qua việc tăng vốn điều lệ.
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo tăng vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật
- Quyết định về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông; có chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị (bằng văn bản)
- Bản sao biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của Đại hội đồng cổ đông; (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký của các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
- Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh; hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
Hồ sơ phải gồm:
- Thông báo tăng vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật .
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
- Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ
- Trường hợp đã đầy đủ giấy tờ hồ sơ: Cấp Giấy biên nhận hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: thông báo bằng văn bản và hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch đầu tư theo thời hạn đã được hẹn khi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nội dung thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Bước 4: Công bố nội dung thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014, trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày.
Lưu ý: Doanh nghiệp không nên bỏ qua bước này, nếu không có thể bị xử phạt hành chính. Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục sau tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2021
Doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện các thủ tục sau khi tăng vốn điều lệ:
- Trường hợp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.
- Doanh nghiệp chú ý kê khai trong báo cáo tài chính có sự thay đổi về mục nguồn vốn chủ sở hữu.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ; công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp; hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 34 luật doanh nghiệp 2020; mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.