Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Mỹ Đức

bởi Vudinhha

Sau khi thực hiện hợp nhất, điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Mỹ Đức đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, huy động mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện, làm cho bức tranh kinh tế của huyện khởi sắc từng ngày. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,2 % năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 ước đạt 8326,8 tỷ đồng, tăng 4817,8 tỷ đồng so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy giảm từ 46,8% ( năm 2008 ) xuống còn 27,94% (giữa năm 2018); Công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng từ 24,9 % (năm 2008) lên 28% ( giữa năm 2018); Thương mại – Dịch vụ – Du lịch  đã trở thành ngành kinh tế  mũi nhọn tăng từ 28,3% (năm 2008) lên 44.06% (giữa năm 2018). Có thể thấy đây là một nơi mũi nhọn để phát triển kinh tế của nước ta. Vậy thành lập chi nhánh công ty huyện Mỹ Đức như thế nào?Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp
  • Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT
  • Nghị định số 99/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Chi nhánh công ty là gì?

Chi nhánh của doanh nghiệp được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn, chúng tôi gửi đến bạn một số thông tin như sau:

Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở cả trong và ngoài nước. Cũng giống như văn phòng đại diện, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.Việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, địa điểm kinh doanh được hướng dẫn bởi Khoản 1 và 2 Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD năm 2015.

Về cách viết tên chi nhánh, doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;

– Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”;

– Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.

Như vậy, theo nội dung quy định trên thì chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, được thành lập hợp pháp và có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản cũng phải nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó. Vì vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân còn bản thân doanh nghiệp chủ quản thành lập nên chi nhánh đó là một pháp nhân.

2. Những lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty tại huyện Mỹ Đức.

a. Đặt tên cho chi nhánh công ty.

Tên Chi nhánh công ty, doanh nghiệp phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Chi nhánh”. Không được lấy tên khác. Tên Chi nhánh công ty, doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Khi doanh nghiệp đăng ký thành lập chi nhánh. Công ty, doanh nghiệp đăng ký kèm theo tên chi nhánh bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của chi nhánh (nếu có).

Tên chi nhánh công ty phải được gắn tại trụ sở chính của chi nhánh.

b. Địa chỉ trụ sở chính của chi nhánh công ty, doanh nghiệp

Khi tiến hành đăng ký thành lập chi nhánh, công ty, doanh nghiệp cần khai rõ địa chỉ trụ sở của chi nhánh. Gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố hoặc thôn, xã, huyện, thị trấn, tỉnh. Không được tiến hành việc đăng ký trụ sở chi nhánh tại Chung cư hoặc Nhà tập thể.

c. Nội dung hoạt động của chi nhánh công ty, doanh nghiệp

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Không được thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác. Chi nhánh công ty, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền

d. Người đứng đầu chi nhánh công ty, doanh nghiệp

Người đứng đầu chi nhánh rất quan trọng, đại diện cho chi nhánh, quản lý hoạt động của chi nhánh. Công ty, doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.

Người đứng đầu chi nhánh phải không thuộc trường hợp sau:

  • Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong những doanh nghiệp nhà nước
  • Người chưa thành niên. Hoặc người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Và tổ chức không có tư cách pháp nhân
  • Người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đang chịu xử lý hành chính tại những cơ sở cai nghiện bắt buộc,….

3. Thủ tục thành lập chi nhánh huyện Mỹ Đức.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ.

a. Công ty cổ phần hồ sơ bao gồm.

  • Thông báo lập Chi nhánh
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Bản sao điều lệ công ty theo thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần
  • Phải có văn bản quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

b. Công ty TNHH một thành viên hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên (Phụ lục II-11, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá của người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

c. Công ty TNHH 2 thành viên

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh theo mẫu quy định
  • Bản sao hợp lệ quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (CMTND, thẻ căn cước, hộ chiếu…) theo quy định pháp luật của người đứng đầu chi nhánh.

d. Công ty hợp danh cần chuẩn bị:

  •  Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh công ty hợp danh (Phụ lục II-11, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá của người đứng đầu chi nhánh.
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

e. Công ty tư nhân cần chuẩn bị hồ sơ: 

  • Thông báo thành lập một chi nhánh(do chủ doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);
  • Bản sao hợp lệ để có thể quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo)
  • Bản sao hợp lệ một trong số các giấy tờ chứng thực cá nhân vẫn còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh:

+ Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

+ Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;

  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;
  • Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký chi nhánh công ty tại huyện Mỹ Đức.

Hiện nay, Hà Nội đang trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử nên nếu muốn thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty ở Huyện Mỹ Đức thì phải

– Đầu tiên, truy cập vào trang wed https://dangkykinhdoanh.gov.vn và làm theo các bước hướng dẫn

– Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày đăng ký khi nhận được sự phản hồi của cơ quan xác nhận hồ sơ hợp lệ . Sau khi hồ sơ online hợp lệ thì trong thời hạn 30 ngày bạn phải in một bản hồ sơ cứng kèm theo giấy thông báo hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ để nộp cho bộ phận “một cửa” của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội

(Tòa nhà B10A, Khu đô thị Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Mễ Trì, Cầu Giấy, Hà Nội.)

– Sau 30 ngày lể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ mà bạn không nộp thì bộ hồ sơ đăng ký online sẽ bị vô hiệu. Sau khi nộp hồ sơ giấy thì cán bộ sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận ghị ngày hẹn nhận kết quả. 

– Nếu sau 3 ngày kể từ ngày đăng ký nhận được sự phản hồi của cơ quan chức năng xác nhận hồ sơ không hợp lệ thì phải bổ xung, sửa chữa hồ sơ.

Bước 3. Nhận kết quả

– Khi nhận đượ c hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

– Nếu từ chối cấp Giấy  chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

-Trong thời hạn 05 ngày  làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh phải gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho Ủy ban nhân dân Huyện Mỹ Đức, Hà Nội

4. Các công việc cần làm khi thành lập chi nhánh với cơ quan thuế

a. Khai, nộp lệ phí môn bài:

– Chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

– Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh.

– Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.

– Hồ sơ kê khai lệ phí môn bài của chi nhánh gồm:

  • Tờ khai lệ phí môn bài;
  • Giấy ủy thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật để thực hiện công việc.

– Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.

– Ngày chậm nhất mà chi nhánh phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Nếu chi nhánh thành lập trong thời gian 06 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm, nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm) thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.

b. Thông báo về việc đặt in, tự in hoặc sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế:

– Chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc) đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng, hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp.

– Mẫu hóa đơn ở chi nhánh có thể giống hoặc khác với mẫu hóa đơn của trụ sở chính của doanh nghiệp.

– Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn với doanh nghiệp thì cần lưu ý:

  • Tên doanh nghiệp phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn;
  • Chi nhánh đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ chi nhánh của đơn vị bán hàng” để sử dụng.

– Chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn, chi nhánh phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp nhưng kê khai thuế GTGT riêng thì chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT cho chi nhánh thì chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn nữa.

Ngoài ra, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì chi nhánh cần liên hệ với Ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành mở tài khoản thanh toán cho mình.

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng, chi nhánh phải thực hiện thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, chứ không phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nữa.

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm