Ngày nay, dường như mỗi gia đình đều có ít nhất một chiếc xe máy làm phương tiện di chuyển và phục vụ những công việc trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên, không vì thế mà xe đạp mất đi giá trị và công dụng của nó. Ngày càng nhiều các công ty sản xuất xe đạp được ra đời. Vậy, để thành lập công ty sản xuất xe đạp liệu có phải trải qua nhiều thủ tục phức tạp? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Thủ tục thành lập công ty sản xuất xe đạp nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Khái quát về dịch vụ sản xuất xe đạp.
Nhóm ngành sản xuất xe đạp có mã ngành 3092 – 30920, gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể là:
- Sản xuất xe đạp không có động cơ và các xe đạp khác, bao gồm xe đạp ba bánh (chuyên chở), xe nhiều người ngồi, xe đạp hai bánh và xe ba bánh cho trẻ em;
- Sản xuất các bộ phận và phụ tùng xe đạp;
- Sản xuất xe cho người khuyết tật có hoặc không có động cơ;
- Sản xuất bộ phận và phụ tùng xe cho người khuyết tật;
- Sản xuất xe nôi cho trẻ sơ sinh.
Loại trừ:
- Sản xuất xe đạp với động cơ phụ trợ được phân vào nhóm 30910 (Sản xuất mô tô, xe máy);
- Sản xuất đồ chơi có tay lái, bao gồm xe đạp và xe ba bánh bằng nhựa được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi).
2.Dịch vụ sản xuất xe đạp có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Theo phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 2014 quy định về 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiêu biểu như sản xuất con dấu, kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa), kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị, kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng,… Tuy nhiên, trong số đó, không có liệt kê đến dịch vụ sản xuất xe đạp. Từ đó có thể hiểu rằng, dịch vụ sản xuất xe đạp là một ngành dịch vụ thông thường. Pháp luật không quy định các điều kiện cụ thể, cũng không thuộc nhóm các ngành dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Do đó, khi thực hiện thủ tục thành lập, không đòi hỏi chủ sở hữu phải chuẩn bị những giấy tờ đặc trưng như kinh doanh các ngành nghề đặc biệt khác.
3. Thủ tục thành lập công ty sản xuất xe đạp.
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập công ty sản xuất xe đạp.
- Tên của công ty sản xuất xe đạp: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác. Tên công ty vận tải biển phải bao gồm hai thành tố, đó chính là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Loại hình của công ty sản xuất xe đạp: Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Chủ sử hữu nên đánh giá được đúng khả năng kinh tế, nhân lực, tài chính cũng như mong muốn của bản thân để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp nhất trong việc sản xuất xe đạp.
- Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác
- Ngành nghề kinh doanh: Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh cụ thể trong hệ thống dịch vụ sản xuất xe đạp như đã liệt kê ở trên. Vì vậy, các chủ thể cần lưu ý cân nhắc kĩ trước khi đăng kí ngành nghề kinh doanh để tránh những vướng mắc hay khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành công ty sản xuất xe đạp sau này.
Bước 2.Tiến hành đăng kí thành lập công ty sản xuất xe đạp.
1.Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty sản xuất xe đạp
Đối với mỗi loại hình công ty, những yêu cầu về hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị lại có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, dù là loại hình công ty nào, thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp sản xuất xe đạp
- Dự thảo điều lệ công ty sản xuất xe đạp
- Danh sách thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
- Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu bạn muốn cụ thể hơn, có thể tham khảo hồ sơ đối với các loại hình công ty cụ thể như sau:
- Đối với công ty hợp danh:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp sản xuất xe đạp (loại hình Công ty hợp danh);
- Điều lệ Công ty hợp danh;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
- Danh sách thành viên.
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình).
- Đối với công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp sản xuất xe đạp.(loại hình Công ty cổ phần);
- Điều lệ Công ty Cổ phần;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty;
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp sản xuất xe đạp (loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
- Điều lệ Công ty;
- Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân;
- Danh sách thành viên Công ty;
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền.
2.Nộp hồ sơ thành lập công ty sản xuất xe đạp
Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép Thành lập Công ty)
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
- Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
- Chọn loại đăng ký trực tuyến
- Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
- Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
- Xác nhận thông tin đăng kí
- Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
Sau khi người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của người thành lập doanh nghiệp đã nộp một bộ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp của cơ quan mình và giao giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Đối với đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được coi là căn cứ để xác định thời gian thực hiện trách nhiệm đăng kí kinh doanh của cơ quan đăng kí kinh doanh.
3.Nhận kết quả.
Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Con dấu
- Bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
4.Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp
Đây là một trong những thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kí doanh nghiệp được quy định tại điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp , phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung:
- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
- Các thông tin về ngành nghề kinh doanh
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày. Việc thông báo công khai vừa là để quảng bá sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thương trường, vừa là để đảm bảo sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 3. Các công việc cần làm sau khi mở công ty sản xuất xe đạp.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng;
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu;
- Thủ tục thuế
- Nộp thuế môn bài
- Kê khai thuế
- In và đặt in hóa đơn;
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở.
Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!
Khuyến nghị:
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102