Thiết bị điện gia dụng là mặt hàng thiết yếu và có tính ổn định; do đó kinh doanh thiết bị điện gia dụng là một hướng đi an toàn và ngày càng có xu hướng phát triển. Nếu bạn đã có ý tưởng kinh doanh đồ điện gia dụng, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ thủ tục thành lập công ty bán đồ điện gia dụng.
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Thiết bị điện gia dụng là gì?
Thiết bị gia dụng, đồ gia dụng dùng để chỉ chung những vật dụng, hàng hóa, thiết bị điện được trang bị và sử dụng để phục vụ cho các tiện nghi, đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các gia đình.
Thông thường thiết bị điện gia dụng thường là các thiết bị điện, điện lạnh phục vụ cho sinh hoạt và một số chức năng trong gia đình, như nấu ăn hoặc làm lạnh, bảo quản thực phẩm, âm thanh, ánh sáng…
2. Những thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty bán đồ điện gia dụng
Những thông tin cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty bán đồ diện gia dụng bao gồm:
- Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Tránh trùng tên, hoặc dễ gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể
- Mức vốn điều lệ: Doanh nghiệp xem xét cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
- Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập: đối với loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hoặc công ty hợp danh; phải nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
- Người đại diện theo pháp luật: thông tin cá nhân kèm theo chức danh Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người được doanh nghiệp thuê thì cần cung cấp thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Quyết định số 337/QĐ- BKH quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp và mã hóa ngành nghề theo quy định của pháp luật. Cụ thể, đối với công ty bán đồ điện gia dụng, ngành nghề kinh doanh phù hợp phải đăng ký là “Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh” – mã ngành 4759.
3. Thủ tục hành lập công ty bán đồ điện gia dụng
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết
Để thành lập công ty bán đồ điện gia dụng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập ((nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
- Giấy ủy quyền (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty của mình.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy đã scan khi nộp qua mạng.
Sau khi nộp xong hồ sơ, sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.
Lưu ý: Hiện nay, Hà Nội yêu cầu bắt buộc phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng. Những trường hợp nộp trực tiếp sẽ bị từ chối.
Bước 3: Nhận kết quả
Theo lịch trên giấy hẹn, kết quả sẽ được trả tại bộ phận “một cửa” của Phòng đăng ký kinh doanh nơi nộp hồ sơ. Có hai kết quả có thể xảy ra”
- Hồ sơ hợp lệ: nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý
- Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 4: Thủ tục sau thành lập
Việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới chỉ là bước khởi đầu trong việc đưa công ty đi vào hoạt động. Sau đó, còn phải thực hiện hàng loạt những thủ tục sau đây:
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng)
- Thủ tục thuế sau thành lập :
- Thông báo Website (nếu công ty có website bán hàng)
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102