Hiện nay, tình hình diễn biến vô cùng phức tạp đang diễn ra tại TP.HCM với hơn 1000 cả mắc mỗi ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế – xã hội. Doanh nghiệp đình trệ, người lao động mất việc làm.
Với tình hình đó, TP.HCM yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể là hạn chế tụ tập hơn 02 người ở nơi công cộng; và không ra ngoài khi thực sự cần thiết (mua các nhu yếu phẩm hằng ngày, khám chữa bệnh,…). Tuy nhiên, vẫn có không ít người không nghiêm chỉnh chấp hành; tụ tập nhậu nhẹt, cafe, karaoke,.. gây mất trật tự và ảnh hưởng đến công tác khoanh vùng dịch bệnh.
Đặc biệt gây chú ý gần đây là dịch vụ kinh doanh karaoke mùa dịch. Vậy có bị xử phạt và xử phạt như thế nào đối với các trường hợp này? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua câu hỏi cụ thể sau:
“Thưa Luật sư, hiện nay TP.HCM đang tập trung cao độ phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, khu dân cư nơi tôi sinh sống vẫn còn một số chủ quán karaoke lén lút mở quán đón khách mùa dịch. Mặt khác, các quán này đều hoạt động không có giấy phép. Xin cho hỏi các chủ quán karaoke sẽ bị xử lý như thế nào?“
Căn cứ pháp lý
Nghị định 54/2019/NĐ-CP
Chỉ thị 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19
Chỉ thị 11/CT-UBND
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Dịch vụ kinh doanh karaoke là gì?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ vũ trường thì dịch vụ kinh doanh karaoke được hiểu là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát; và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của Nghị định này.
Điều kiện kinh doanh karaoke
Cấp giấy phép kinh doanh
- Diện tích phòng phải từ 20m2 trở lên (không kể công trình phụ)
- Đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ (đảm bảo không vượt quá tiêu chuẩn về tiếng ồn)
- Không được đặt khoá, chốt cửa bên trong; hoặc các thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của CQNN có thẩm quyền
Ngoài ra, cơ sở kinh doanh karaoke chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke và phải được cấp giấy phép.
Về an ninh, trật tự
- Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp:
– Đối với người Việt Nam:
+ Người đã bị khởi tố hình sự mà đang bị tiến hành điều tra, truy tổ, xét xử
+ Người có tiền án về các tội xâm phạm ANQG hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xoá án tích. Hoặc đang trong thời hạn được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù.
+ Người đang chấp hành cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ,..
+ Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định,…
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài chưa được cơ quan có thẩm quyèn của Việt Nam cấp phép cư trú.
- Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh karaoke
Chủ cơ sở kinh doanh karaoke cần lưu ý:
– Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.
– Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên. Nhân viên phục vụ có thể được thuê thông qua hợp đồng lao động. Và được hưởng những quyền lợi liên quan pháp luật lao động.
– Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng. Chỉ có phòng karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng.
– Phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự.
Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự
An ninh trật tự là một trong những cách ngắn gọn và viết tắt của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Là biểu hiện nhằm duy trì trật tự và bảo vệ đất nước khỏi những mối đe dọa. Đồng thời đem lại sự bình yên và giải quyết những bất đồng mâu thuẫn trong xã hội hiện nay. Để duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện an ninh, trật tự cần:
– Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra; và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
– Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
– Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh.
– Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh.
– Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết ở nơi dễ thấy, dễ đọc.
– Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy vào phòng hát karaoke hoặc khách có nghi vấn sử dụng ma túy.
Nội dung tư vấn
Theo quy định ngày 30/4/2021, UBND TP.HCM đã ban hành công văn số 1327/UBND-VX về việc tạm dừng hoạt động đối với một số loại hình dịch vụ để phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, dừng các hoạt động lễ hội, lễ nghi tôn giáo; giải đấu thể thao; karaoke, quán bar, vũ trường; game;…
Như vậy, hành vi của các chủ quán karaoke mở quán đón khách vào hát mùa dịch sau khi Thành phố đã có lệnh tạm dừng hoạt động karaoke là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Xử phạt vi phạm hành chính: Hành vi của các chủ quán kinh doanh karaoke mùa dịch là không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức tối đa là 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.
- Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép của các chủ quán sẽ bị phạt vi phạm hành chính với mức tối đa là 20 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP.
- Xử lý hình sự: áp dụng quy định theo hướng dẫn tại điểm 1.3 Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/03/2020 và Điều 295 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Có thể bạn quan tâm:
Lây lan covid 19 cho người khác bị xử phạt như thế nào?
Tấn công cán bộ chốt kiểm dịch có bị xử phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về xử phạt chủ kinh doanh karaoke trong mùa dịch. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi liên quan
Theo hướng dẫn tại điểm 1.3 Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/03/2020: “Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295”.
Cụ thể tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định.
Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định cụ thể tại Điều 32 “Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke”
Để báo cáo những địa điểm tụ tập đông người, hát karaoke ồn ào… bạn có thể sử dụng ứng dụng Tổng đài 1022 – đây là hệ thống tiếp nhận thông tin của TP.HCM, hỗ trợ người dân báo cáo nhanh liên quan đến hạ tầng giao thông, chiếu sáng và an ninh trật tự