Căn cứ:
- Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017
- Nghị định 39/2019/NĐ-CP
- Thông tư 132/2018/TT-BTC
Nội dung tư vấn
1. Những tiêu chí để xác định quy mô doanh nghiệp:
Để xác định một doanh nghiệp là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp vừa cần dựa vào một số tiêu chí chính như sau:
Doanh nghiệp siêu nhỏ phụ thuộc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp được xác định theo hệ thống ngành kinh tế mới nhất ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg;
- Nếu hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xác định lĩnh vực hoạt động theo lĩnh vực có doanh thu cao nhất;
- Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhất;
Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định dựa trên Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, cụ thể:
- Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định dựa trên Tổng doanh thu năm, cụ thể:
- Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Xác định dựa trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề.
- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu, doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn để xác định thuộc quy mô nào.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định dựa trên Tổng nguồn vốn , cụ thể:
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được xác định trong bảng cân đối kế toán của Báo cáo tài chính năm trước đó.
- Doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn xác định dựa vào bảng cân đối kế toán cuối quý liền kề tính tới thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng hỗ trợ.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?
Dựa vào các tiêu chí trên, pháp luật quy định doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì:
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực trên là những doanh nghiệp:
- Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người;
- Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng hoặc;
- Tổng doanh thu: không quá 03 tỷ đồng/năm.
Đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Doanh nghiệp siêu nhỏ là:
Vì tính chất của ngành nghề thương mại và dịch vụ không đòi hỏi nhiều lao động nhưng lại có thể mang lại doanh thu cao hơn so với các ngành khác, do đó tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ đối với hai lĩnh vực này có sự khác biệt:
- Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người;
- Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng hoặc;
- Tổng doanh thu: không quá 10 tỷ đồng/năm.
3. Một số lưu ý đối với doanh nghiệp siêu nhỏ:
Mới đây, ngày 28/12/2018, Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm giúp kế toán tại các đơn vị này đơn giản hơn trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ và báo cáo tài chính.
Theo đó quy định của thông tư:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này;
- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư này hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này;
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.Việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.
Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết:Hy vọng bài viết có ích cho bạn.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.