Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh

bởi Vudinhha

Trào lưu chơi cá kiểng ngày càng phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam. Việc kinh doanh cá cảnh vì thế mà ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người, đây sẽ là mô hình kinh doanh đầy hứa hẹn và nhiều cơ hội. Thông qua bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn cho các bạn điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập cửa hàng kinh doanh cá cảnh theo pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh cá cảnh:

Pháp luật hiện nay cho phép các cá nhân, tổ chức tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, nhưng trong phạm vi ngành, nghề mà luật không cấm, cụ thể tại Điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Luật Đầu tư 2014 quy định thì doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề đó thì phải đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu của luật. Tuy nhiên, đối với ngành nghề kinh doanh cá cảnh không thuộc danh sách 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Luật Đầu tư 2014 đã quy định. Vì vậy, các cá nhân, tổ chức có thể tự do, tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh cá cảnh phù hợp với khả năng, nhu cầu của mình.

Mặt khác, mỗi loại hình kinh doanh đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy, trước khi quyết định đầu tư kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, các cá nhân, tổ chức cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện có của mình để đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Theo đó, các cá nhân, tổ chức có thể tự do lựa chọn các loại hình kinh doanh dưới đây:

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh ngành cá cảnh

Đối với việc thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Căn cứ theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ gia đình bao gồm:

1. Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh ( Với các nội dung chủ yếu: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập)

2. Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

3. Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ hộ kinh doanh.

Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ như nêu trên.

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của UBND cấp quận/huyện hoặc nộp online theo hệ thống dịch vụ công. Cụ thể là bộ phận một cửa của Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện nơi hộ kinh doanh dự kiến thành lập.

Bước 3: Nhận kết quả

Khi bạn nộp hồ sơ, cán bộ, nhân viên tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn và thông báo về cơ quan thuế quản lý.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: cán bộ, nhân viên Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện sẽ hướng dẫn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và bạn sẽ nộp lại hồ sơ.

Đối với việc thành lập các loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký kinh doanh

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Căn cứ theo Điều 23  Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì đối với loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì hồ sơ bao gồm:

Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ như nêu trên tùy theo từng loại hình doanh nghiệp và lựa chọn thông tin mã ngành nghề:

015 0150 01500 Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp
016 Hoạt động dịch vụ nông nghiệp
0161 01610 Hoạt động dịch vụ trồng trọt
0162 01620 Hoạt động dịch vụ chăn nuôi
0163 01630 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch
4773 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
47731 Bán lẻ hoa, cây cảnh, cá cảnh, chim cảnh, vật nuôi cảnh trong các cửa hàng chuyên doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty của mình.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau để thực hiện việc đăng ký:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra Bộ phận một cửa nộp lại bản giấy đã scan khi nộp qua mạng. 

Bước 3: Khi bạn nộp hồ sơ, cán bộ, nhân viên tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ: Phòng đăng kí kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cho bạn và thông báo về cơ quan thuế quản lý.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ: cán bộ, nhân viên Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ  hướng dẫn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Bước 4: Công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

Hãy liên hệ Luật sư Xkhi có nhu cầu đăng ký kinh doanh hoặc lập hộ kinh doanh cá thể: 0833102102

Hy vọng bài viết có ích đối với các bạn đang có ý định kinh doanh cá cảnh!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm