Thủ tục mở shop quần áo thời trang tại Hà Nội?

bởi Vudinhha

Hiện nay, kinh doanh quần áo thời trang đang rất “hot” trên thị trường, mang lợi nhuận cao cho người bán. Vậy thủ tục mở shop quần áo thời trang như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Căn cứ:

  • Nghị định 39/2007/NĐ-CP
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC
  • Thông tư 176/2012/TT-BTC

Nội dung tư vấn:

1. Mở shop quần áo thời trang là hoạt động cần đăng ký kinh doanh

Theo Khoản 1, điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định thì các trường hợp như sau không phải đăng ký kinh doanh:

Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

  • Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
  • Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Do đó, mở shop thời trang bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp tùy vào quy mô kinh doanh. Với hoạt động mở shop quần áo thời trang quy mô nhỏ thì lựa chọn hình thức hộ kinh doanh là phù hợp

2. Thủ tục mở shop quần áo thời trang tại Hà Nội

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh;
  • Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký;
  • Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh:

4. Lệ phí làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh: 

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần (thông tư 176/2012/TT-BTC)

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ dịch vụ tạm ngừng kinh doanh Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm