- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.
So với phá sản, mặc dù cả 2 thủ tục này đều dẫn tới chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp nhưng giữa 2 thủ tục này có sự khác nhau cơ bản là: phá sản là khi doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và bị Tòa án tuyên bố phá sản, còn giải thể là khi doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác nhưng vì một lý do nào đó dẫn đến không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh nữa.
2. Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể:
Không phải trong trường hợp nào doanh nghiệp cũng được phép giải thể, doanh nghiệp được giải thể trong các trường hợp dưới đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Điều lệ công ty được coi là bản khế ước giữa các nhà đầu tư khi cùng góp vốn vào thành lập ra một doanh nghiệp, theo đó có thể định ra thời hạn hoạt động của doanh nghiệp nhưng nội dung này không phải là bắt buộc. Trường hợp điều lệ không có quy định thì doanh nghiệp hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tới khi nào có quyết định của đại diện các ông chủ (nhà đầu tư) về việc chấm dứt hoạt động. Nếu trong Điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động thì khi hết thời hạn đó nếu công ty muốn tiếp tục hoạt động thì gia hạn thời hạn, nếu không thì phải tiến hành thủ tục giải thể.
b) Theo quyết định của doanh nghiệp
Chủ sở hữu công ty thành lập nên công ty nên cũng có quyền giải thể công ty khi không muốn tiếp tục kinh doanh nữa. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc kinh doanh thua lỗ, mâu thuẫn nội bộ hoặc một lý do nào đó khiến các chủ doanh nghiệp muốn chấm dứt tư cách pháp nhân của công ty. Quyết định giải thể phải được lập thành văn bản và đáp ứng các yêu cầu về chủ thể, thẩm quyền,… để quyết định này trở nên có hiệu lực. Đối với từng loại hình doanh nghiệp thì chủ thể có thẩm quyền đưa ra quyết định này cũng khác nhau:
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp
- Đối với công ty hợp danh: tất cả thành viên hợp danh
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Hội đồng thành viên,
- Đối với công ty cổ phần: chủ sở hữu công ty, của Đại hội đồng cổ đông
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Trường hợp này là giải thể bắt buộc, không xuất phát từ ý chí của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không có đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì bị buộc phải giải thể.
Ví dụ như:
- Công ty TNHH 2 thành viên thì tối thiểu phải có 02 thành viên,
- Công ty cổ phần thì tối thiểu là 03 thành viên,
- Công ty hợp danh phải có tối thiểu 02 thành viên hợp danh
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014.
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại Điều c khoản 1 Điều 209 của Luật doanh nghiệp 2014 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án
- Doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế và bị cơ quan quản lý thuế ra quyết định Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
3. Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại huyện Chương Mỹ
Bước 1: Doanh nghiệp triệu tập họp để quyết định giải thể
Đầu tiên, doanh nghiệp phải triệu tập cuộc họp các thành viên, các cổ đông theo đúng thể thức luật định. Sau đó thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; b) Lý do giải thể; c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ. Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty Khoản 2 và Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau: (1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (2) Nợ thuế; (3) Các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể. Một số ý kiến cho rằng, thời gian này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không có mối quan hệ giao dịch phức tạp, tài sản có tính thanh khoản cao. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc có nhiều tài sản (như bất động sản), cần thời gian dài để thanh lý và trả nợ thì thời gian này có thể sẽ không đủ để giải quyết hết các hợp đồng và thanh toán công nợ. Việc thanh toán các khoản nợ là rất phức tạp vì cần phải quy định một trình tự phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan.Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể
Sau khi thực hiện các bước trên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi để nghị giải thể cho cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị giải thể bao gồm:
- Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Một số lưu ý khi giải thể doanh nghiệp
a) Trước khi giải thể doanh nghiệp, cần thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo các bước sau:
Bước 1: Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
Bước 2: Thanh toán nợ
Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nộp hồ sơ, cập nhật tình trạng pháp lý:
Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
b) Thủ tục xác nhận thuế, trả con dấu:
So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp đã đơn giản hóa thủ tục này hơn rất nhiều.
Cụ thể, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, Khoản 5 Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy xác nhận về việc đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014 được thay thế bằng giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đã thu hồi con dấu. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, cơ quan đăng ký kinh doanh không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp lại con dấu. Với việc đơn giản hóa hơn nữa các thành phần trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cơ bản tháo gỡ được các vướng mắc cơ bản khi thực hiện thủ tục giải thể theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. c)Về trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp đối với việc giải thể doanh nghiệp Khoản 2, Khoản 3 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về trách nhiệm cá nhân đối với tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người nêu trên phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. d)Về các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:- Cất giấu, tẩu tán tài sản;
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
- Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
- Huy động vốn dưới mọi hình thức.