Thủ tục thành lập công ty kinh doanh đồ dùng mẹ và bé

bởi Vudinhha

Đồ dùng mẹ và bé là những món đồ thiết thực mà bất kì gia đình nào cũng có nhu cầu mua sắm thường xuyên. Do đó, kinh doanh đồ dùng mẹ và bé là một lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh. Vậy bạn đã biết về thủ tục thành lập công ty kinh doanh đồ dùng mẹ và bé chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

Kinh doanh đồ dùng mẹ và bé là lĩnh vực đang rất thu hút do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Đồ dùng mẹ và bé rất đa dạng với nhiều mặt hàng, mẫu mã, chủng loại…. Một số mặt hàng đồ dùng mẹ và bé tiêu biểu như:

  • Đồ sơ sinh: Dầu gội, sữa tắm, phấn rôm, kem chống hăm dành riêng cho trẻ sơ sinh; quần áo cho trẻ sơ sinh,….
  • Đồ chơi trẻ em: Nhiều mặt hàng đa dạng về chất liệu cũng như kiểu dáng, nhiều đồ chơi nhập ngoại chất lượng cao, những món đồ mang tính giáo dục…sẽ giúp bạn thực hiện việc cửa hàng kinh doanh đồ dùng mẹ và bé thuận lợi.
  • Sữa cho trẻ
  • Đồ dùng cho bà bầu

1. Những thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty kinh doanh đồ dùng mẹ và bé

Những thông tin cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty kinh doanh đồ dùng mẹ và bé bao gồm:

  1. Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Tránh trùng tên, hoặc dễ gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  2. Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể
  3. Mức vốn điều lệ: Doanh nghiệp xem xét cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
  4. Danh sách thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập: đối với các loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hoặc công ty hợp danh; phải nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
  5. Người đại diện theo pháp luật: thông tin cá nhân kèm theo chức danh Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người được doanh nghiệp thuê thì cần cung cấp thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.

2. Thủ tục hành lập công ty kinh doanh đồ dùng mẹ và bé

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết

Để thành lập công ty đồ dùng mẹ và bé cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập ((nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
  • Giấy ủy quyền (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty của mình.

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. 
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy đã scan khi nộp qua mạng. 

Sau khi nộp xong hồ sơ, sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.

Lưu ý: Hiện nay, Hà Nội yêu cầu bắt buộc phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng. Những trường hợp nộp trực tiếp sẽ bị từ chối.

Bước 3: Nhận kết quả

Theo lịch trên giấy hẹn, kết quả sẽ được trả tại bộ phận “một cửa” của Phòng đăng ký kinh doanh nơi nộp hồ sơ. Có hai kết quả có thể xảy ra”

  • Hồ sơ hợp lệ: nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý 
  • Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. 

3. Những thủ tục cần thiết sau khi thành lập công ty kinh doanh đồ mẹ và bé

Việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới chỉ là bước khởi đầu trong việc đưa công ty đi vào hoạt động. Sau đó, còn phải thực hiện hàng loạt những thủ tục sau đây:

  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu 
  • Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng)
  • Thủ tục thuế sau thành lập : 
    • Tờ khai môn bài và nộp lệ phí môn bài
    • Thông báo phát hành hóa đơn
    • Đề nghị đặt in hóa đơn
    • Thuế kiểm tra trụ sở công ty
  • Thông báo Website (nếu công ty  có website bán hàng)

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm