Sóc Sơn là một huyện nằm phía Bắc thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ giao thương buôn bán, trung chuyển hàng hóa đang ngày càng phát triển. Do đó, huyện Sóc Sơn đã và đang thu hút một lượng lớn doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư. Điều này dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thị trường hay do thiếu hụt vốn… đã buộc phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh để tránh những thiệt hại. Hiểu được điều này, Luật sư X xin đi sâu vào giới thiệu về thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là tạm ngừng kinh doanh?
Trong các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định nào giải thích thế nào là tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Theo hiểu biết về kinh tế cũng như trên thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể hiểu tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện mọi hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian không quá 2 năm. Nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác. Sau khi hết thời hạn doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể, chuyển nhượng.
Ngoài ra, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ còn thiếu trước đó như nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ; thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động (nếu có). Trừ trường hợp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại huyện Sóc Sơn
- Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp. Trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
- Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.
Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh tại huyện Sóc Sơn
Theo đó, pháp luật quy định về 02 trường hợp doanh nghiệp cả nước nói chung, cũng như doanh nghiệp tại huyện Sóc Sơn nói riêng có thể tạm ngừng kinh doanh:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp chủ động thực hiện quyền tạm ngừng kinh doanh
Tạm ngừng kinh doanh chính là một trong các quyền tự do của doanh nghiệp. Nếu cảm thấy đang gặp khó khăn (tài chính, nguồn lực, thời gian…) và muốn tạm ngừng hoạt động để giải quyết vấn đề hay vì bất cứ lý do nào khác thì doanh nghiệp có thể chủ động xin tạm ngừng kinh doanh công ty trong thời hạn theo quy định.
Quy định này cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, tích lũy thêm nguồn lực trong thời gian tạm ngừng và tiếp tục phát triển bền vững. Chính sự phát triển của doanh nghiệp là động lực chính đưa đất nước đi lên. Do vậy pháp luật đã quy định mềm mỏng, linh hoạt như là phương thức hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt pháp lý.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện bị tạm ngưng kinh doanh bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khác với quyền tự do tạm ngưng kinh doanh của các doanh nghiệp thì pháp luật cũng đặt ra quy định về trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Theo đó, đối với những doanh nghiệp tại Sóc Sơn mà kinh doanh những ngành nghề có điều kiện nhất định nhưng trong quá trình thành lập và hoạt động nhưng lại không đảm bảo những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thể yêu cầu tạm ngừng kinh doanh. Quy định này xuất phát từ tính chất đặc thù của một số các ngành nghề nên pháp luật đã đặt ra các điều kiện nhất định để bảo vệ lợi ích của xã hội, sự phát triển nền kinh tế nên khi doanh nghiệp không còn đáp ứng đủ điều kiện nữa thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu tạm ngưng kinh doanh.
Tình hình tạm ngừng kinh doanh tại huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), phía Đông Bắc giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), phía Đông Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía Nam giáp huyện Đông Anh, phía Tây giáp huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc).
Hiện nay, huyện Sóc Sơn bao gồm 26 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thanh Xuân; Minh Phú; Quang Tiến; Phú Minh; Phù Lỗ; Nam Sơn; Hồng Kỳ; Tân Hưng; Việt Long; Đức Hoà; Kim Lũ; Tân Minh; Tân Dân; Minh Trí; Hiền Ninh; Phú Cường; Mai Đình; Đông Xuân; Bắc Sơn; Trung Giã; Bắc Phú; Xuân Giang; Xuân Thu; Phù Linh; Tiên Dược; Thị trấn Sóc Sơn.
Tuy phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, tuy nhiên một số doanh nghiệp tại Sóc Sơn lại phát triển không bền vững và phải thực hiện thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp để cơ cấu lại, cải thiện các nguồn lực.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại huyện Sóc Sơn
Bước 1: Soạn thảo bộ hồ sơ thông báo việc tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định hiện hành thì có nhiều loại hình doanh nghiệp với quy chế pháp lý khác nhau. Thực tế, theo thống kê tại địa bàn huyện Sóc Sơn, đa phần các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH, còn doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh chiếm số lượng hạn chế. Do đó, tùy thuộc vào tính chất của từng loại hình doanh nghiệp mà trước khi soạn thảo hồ sơ ngừng hoạt động công ty thì doanh nghiệp tại huyện Sóc Sơn cần chú ý những thủ tục cần thiết.
Với loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh thì buộc phải tổ chức một phiên họp và lấy ý kiến của thành viên, cổ đông công ty và quyết định tạm ngừng kinh doanh công ty phải được hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị thông qua và ban hành quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh. Do đó, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Thông báo của công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty)
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên) hoặc Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng công ty. (Tất cả các thành viên hoặc cổ đông trong công ty cùng ký)
- Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên) hoặc Quyết định của Hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty. (Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký, đóng dấu).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Với loại hình công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân thì không cần thiết phải tổ chức cuộc họp này. Vì chỉ có duy nhất một chủ sở hữu công ty và có toàn quyền quyết định những vấn đề của công ty. Khi quyết định tạm dừng kinh doanh. Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ tạm ngừng kinh doanh bao gồm:
- Thông báo của công ty về việc tạm ngừng kinh doanh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty)
- Quyết định và bản sao hợp lệ của chủ sở hữu về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Lưu ý: để có thể thực hiện thủ tục trên trực tuyến thì ngoài việc chuẩn bị hồ sơ bản cứng thì bộ hồ sơ này cần phải được scan và gửi lên công thông tin dưới dạng tệp PDF.
Bước 2: Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Nếu như trước đây thủ tục tạm ngừng kinh doanh thực hiện thông qua bản hồ sơ cứng và nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền thì hiện nay với sự phát triển công nghệ thông tin cùng đề án “Chính phủ điện tử” các doanh nghiệp tại Hà Nội chỉ cần thực hiện thủ tục tạm ngưng kinh doanh bằng hình thức online.
Cụ thể, thủ tục tạm ngừng kinh doanh thực hiện trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự:
- Đăng nhập tài khoản : Truy cập vào trang thông tin điện tử đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn
- Chọn hình thức đăng ký: Chọn hình thức đăng ký : Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Chọn doanh nghiệp để đăng ký thay đổi: Nhập Mã số doanh nghiệp hoặc Mã số nội bộ để tìm doanh nghiệp để hiển thị thông tin về doanh nghiệp
- Chọn loại đăng ký thay đổi: Chọn – Tạm ngừng hoạt động
- Chọn tài liệu đính kèm: Tải các tài liệu đã chuẩn bị dưới dạng file PDF như đã nêu ở bước chuẩn bị hồ sơ theo lần lượt các văn bản để tiện theo dõi.
- Chọn thời gian tạm ngừng kinh doanh: căn cứ theo yêu cầu thực tế lựa chọn ngày bắt đầu tạm ngừng và ngày kết thúc tạm ngừng kinh doanh. Sau đó, điền vào mục “Lý do tạm ngừng hoạt động”
- Điền thông tin trong mục “Người liên hệ”. Người nộp hồ sơ điền đầy đủ thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoạt, email,… . Sau đó ấn vào nút “Lưu” để lưu toàn bộ thông tin hồ sơ đã nhập.
- Hoàn tất thủ tục: Để hoàn tất thủ tục thông báo cần nhấn Chọn “Xác nhận” để hoàn tất.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong khoảng thời gian 3 ngày, sẽ nhận được thông báo chấp nhận việc tạm ngưng hoạt động nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ. Nếu trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu bổ sung.
Sau đó, Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh gửi Thông báo hồ sơ hợp lệ. Doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp phải nộp những giấy tờ sau:
• (01) bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy (tương ứng với bản điện tử đã nộp qua mạng điện tử)
• Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
• Thông báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ
Đối với doanh nghiệp tại huyện Sóc Sơn thì nộp hồ sơ bản giấy tại Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư TP. Hà Nội, trụ sở đặt tại Tòa B10A Khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Mễ Trì, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Lưu ý: Thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Sáng từ 8h-11h30 (từ thứ 2 tới thứ 7) và chiều từ 13h30- 17h (từ thứ 2 tới thứ 6).
Lưu ý khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại huyện Sóc Sơn
Thứ nhất, doanh nghiệp tại huyện Sóc Sơn cần lưu ý về thời hạn phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh để giảm thiểu tối đa thiệt hại, giảm bớt nghĩa vụ. Pháp luật hiện nay quy định các thời hạn tối đa cho một lần đăng ký tạm ngừng kinh doanh là 01 năm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 02 năm liên tiếp. Có nghĩa là doanh nghiệp chỉ được đăng ký tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Nếu doanh nghiệp vẫn muốn tạm ngừng kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục gia hạn tạm ngừng tiếp trong 1 năm nữa. Khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh 2 năm liên tiếp, doanh nghiệp đương nhiên trở lại trạng thái hoạt động.
Thứ hai, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ; hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động. Trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó:
- Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế cho thời gian đã hoạt động;
- Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch; hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
- Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thứ ba, yếu tố thông tin trong hồ sơ vẫn rất quan trọng bởi nếu không đảm bảo trung thực, đầy đủ thì sẽ phải sửa đổi, bổ sung rất mất thời gian, chi phí. Do đó doanh nghiệp tại huyện Sóc Sơn cần đặc biệt quan đến vấn đề này để thủ tục tạm ngừng được thực hiện nhanh chóng, suôn sẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại huyện Mỹ Đức. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng; hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng; hoặc tiếp tục kinh doanh (nếu tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo). Theo đó, khoản 1 Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nêu rõ. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
Doanh nghiệp có thể thực hiện tạm ngừng kinh doanh song song với hoàn thiện nghĩa vụ thuế trong trường hợp không bị khóa mã số thuế. Nhiều người nghĩ rằng tạm ngừng kinh doanh sẽ tạm ngừng mọi nghĩa vụ khác nhưng không phải. Nếu nợ thuế, quên nộp môn bài, quên nộp báo cáo thì để càng lâu mức phạt càng năng không xét việc tạm ngừng kinh doanh hay không.
Doanh nghiệp có thể thực hiện tạm ngừng kinh doanh song song với hoàn thiện nghĩa vụ thuế trong trường hợp không bị khóa mã số thuế. Nhiều người nghĩ rằng tạm ngừng kinh doanh sẽ tạm ngừng mọi nghĩa vụ khác nhưng không phải. Nếu nợ thuế, quên nộp môn bài, quên nộp báo cáo thì để càng lâu mức phạt càng năng không xét việc tạm ngừng kinh doanh hay không.