TNHH là viết tắt của từ gì?

bởi Vudinhha

Lang thang lướt web trong một chiều cuối tuần rảnh rỗi, tìm đọc các thông tin về tình hình doanh nghiệp trên cả nước, đã bao giờ bạn bắt gặp các cụm từ viết tắt như “tnhh”, “ctcp”, hay cthd”,… Cũng như mọi ngôn ngữ khác, tiếng Việt của chúng ta cũng có một số từ viết tắt khá quen thuộc được sử dụng trong những lĩnh vực nhất đinh, thậm chí đã trở thành luật bất thành văn, không cần có chú giải nhưng người tìm hiểu vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của các từ viết tắt đó. “TNHH” không phải là một ngoại lệ. Vậy, tnhh là viết tắt của từ gì? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé. 

Căn cứ pháp lí.

Nội dung tư vấn:

1. TNHH là viết tắt của “trách nhiệm hữu hạn”.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất của nước ta hiện nay. Tốc độ gia tăng cũng như tốc độ phát triển của loại hình doanh nghiệp này là rất lớn, đặc biệt là trong những năm gần đây. 

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Trong đó, công ty là pháp nhân và chủ sở hữu công ty là thể nhân sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty, Để được công nhân là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì công ty phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện sau:

  • Được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Về phân loại: Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trong đó: 

  • Theo Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014, thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Theo khoản 1, Điều 47, Luật Doanh Nghiệp 2014 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, có thành viên là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

2. Công ty TNHH một thành viên

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH một thành viên có những đặc trưng sau: 

  • Về thành viên công ty: Công ty chỉ có một thành viên duy nhất, gọi là chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Toàn bộ vốn của công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân đầu tư. 
  • Về chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu công ty: Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Nói cách khác, công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình , trong phạm vi số vốn điều lệ vào công ty, là số vốn mà chủ sở hữu đã đầu tư và đăng kí ghi vào Điều lệ công ty khi thành lập. Số tài sản này đứng tên chủ sở hữu và hoàn toàn tách biệt với tài sản của thành viên công ty. Đây là một điểm giống với công ty TNHH hai thành viên trở lên và cũng là đặc điểm cho phép phân biệt công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân. 
  • Về chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu công ty: Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Ngoài ra, công ty TNHH một thành viên cũng có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng. 
  • Về cơ cấu tổ chức:

3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Về thành viên công ty: Thành viên của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
    • Tối thiểu: 2 thành viên
      • Bắt buộc khi mới thành lập công ty
      • Có thể hoạt động với số thành viên ít hơn số thành viên tối thiểu trong vòng 06 tháng , (trong trường hợp công ty không còn đủ 2 thành viên trong vòng 6 tháng liên tục, và trong thời hạn 6 tháng đó công ty không tuyển thêm thành viên, cũng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).
    • Tối đa: 50 thành viên
  • Về chế độ trách nhiệm của công ty: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm hữu hạn). Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn họ đã cam kết góp vào công ty. Như vậy trong công ty TNHH hai thành viên trở lên có sự phân tách tài sản: tài sản của công ty và tài sản của thành viên. Nguyên tắc phân tách tài sản được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và trách nhiệm của công ty. 
  • Về quyền chuyển nhượng vốn của thành viên công ty: Thành viên TNHH hai thành viên trở lên vó quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Quy định này giúp các thành viên thiểu số trong công ty có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn nữa duy trì được tính chất “đóng” của loại  hình công ty này nhằm hạn chế xâm nhập của người lạ vào công ty. 
  • Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng.
  • Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ có duy nhất một mô hình:
    • Hội đồng thành viên
    • Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
    • Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát)

4. Ưu điểm và hạn chế của công ty TNHH 

Ưu điểm

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Công ty TNHH còn được gọi là công ty đối nhân. Thành viên công ty thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. 
  • Việc chuyển nhượng vốn của công ty TNHH được quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ, do đó, nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
  • Việc hạn chế số thành viên tối đa là 50 cũng là một trong những cách giúp nhà đầu tư kiểm soát dễ dàng hơn các thành viên có trong công ty mình.
  • Công ty TNHH có nhiều chủ sở hữu hơn doanh nghiệp tư nhân nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH  có khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh, các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.

Hạn chế

  • Việc trách nhiệm tài sản của thành viên của công ty TNHH chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty là một thuận lợi cho chính thành viên đó. Tuy nhiên, lại gây ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín của công ty TNHH trước đối tác kinh doanh về khả năng thanh toán nợ.
  • Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Trong trường hợp công ty TNHH  muốn huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức khác thì phải thực hiện chuyển đổi loại hình công ty.
  • Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty TNHH của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sẽ rất khó khăn nếu như một thành viên bất kì của công ty TNHH không có mối quan hệ thân thiết hay tin cậy đối với các thành viên khác trong công ty. Nếu như lựa chọn một thành viên không có trình độ hay thiếu trung thực, các thành viên khác của công ty TNHH sẽ phải chịu liên lụy.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm