Dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng giao dịch dân sự

bởi Luật Sư X
Dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng giao dịch dân sự

Để thỏa mãn các nhu cầu buộc các chủ thể phải tìm đến với nhau thông qua các hợp đồng và trong quan hệ hợp đồng phải có sự tự do ý chí của các chủ thể. Hợp đồng được các lập sẽ hình thành mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, mối liên hệ pháp lí này được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Từ xưa tới nay, lời chào cao hơn mâm cỗ, thước đo văn hóa và trình độ của mỗi chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng nằm ở chỗ, làm thế nào để tạo ra sự tôn trọng cho khách hàng và đối tác qua sự chặt chẽ và nghiêm túc của các bản hợp đồng. Xây dựng thành công một bản hợp đồng, chính là xây dựng thành công hình ảnh đẹp của mình trong mắt đối tác. Thấu hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, Luật sư X xin hân hạnh giới thiệu tới quý khách hàng dịch vụ soạn thảo hợp đồng dân sự của chúng tôi. 

https://www.youtube.com/watch?v=abrU8YzYAdE

Căn cứ pháp lý: 

  • Bộ luật Dân sự 2015

Nội dung tư vấn:

Hãy liên hệ với Luật sư X ngay khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng: 0833 102 102

1. Hợp đồng dân sự là gì? 

Hợp đồng dân sự là một cam kết giữa hai hay nhiều bên để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng  dân sự thường gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ các bên phục vụ một lợi ích nào đó.

Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự như sau: 

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, muốn được công nhận là hợp đồng dân sự thì thỏa thuận phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Hợp đồng dân sự phải có ít nhất hai bên chủ thể. Khác với giao dịch là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một bên chủ thể như di chúc, hứa thưởng; hợp đồng phải là sự thể hiện ý chí của ít nhất hai bên chủ thể. Cần lưu ý rằng ở đây là sự tham gia của hai bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng chứ không phải là hai người vì mỗi bên có thể bao gồm một người hoặc nhiều người. 
  • Hợp đồng dân sự phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên. Hợp đồng dân sự chỉ có thể được hình thành nếu sự thỏa thuận của các bên đạt được đến sự thống nhất tức là ý chí của hai bên đã đồng thuận và cùng chấp nhận một hậu quả pháp lý sẽ hình thành khi hợp đồng được giao kết. Ví dụ: bên bán đã đưa ra giá mà bên mua trả giá thấp hơn mà không được bên bán chấp nhận thì không hình thành nên hợp đồng. 
  • Hợp đồng dân sự các bên thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Không phải mọi sự thỏa thuận và có sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên thì đều hình thành hợp đồng. Ví dụ như thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận một cuộc hẹn,… thì không phải là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận có hậu quả pháp lí nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng. 
  • Hợp đồng dân sự phải có đối tượng xác định. Đối tượng của hợp đồng dân sự phải được xác định rõ ràng và không bị cấm đưa vào các giao dịch dân sự – kinh tế. Ví dụ đối tượng của hợp đồng mua bán phải là những hàng hóa được phép trao đổi. Nếu đối tượng của hợp đồng là bất hợp pháp thì hợp đồng bị coi là vô hiệu, ngoài ra chủ thể thực hiện giao dịch với hàng hóa bị cấm còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự.

2. Hình thức của hợp đồng dân sự 

Hợp đồng dân sự chính là một dạng của giao dịch dân sự nên hình thức của giao dịch dân sự sẽ bao gồm cả hình thức của hợp đồng dân sự. Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định hình thức giao dịch dân sự như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Theo đó, hợp đồng dân sự được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:

  • Hình thức bằng lời nói

    • Đây là hình thức hợp đồng đơn giản nhất, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.
    • Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt. Ví dụ: bạn bè cho nhau vay tiền, mượn tài sản,….
  • Hình thức bằng văn bản

    • Đây là hình thức hợp đồng nhằm ghi nhận những nội dung mà hai bên đã thỏa thuận, cam kết. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản đó. Khi có tranh chấp, hợp đồng đươc giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng một lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này.
    • Thông thường, hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản, coi như đã có trong tay một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình. Ví du: Hợp đồng thuê tài sản, Hợp đồng hợp tác,…
  • Hình thức bằng hành vi cụ thể

    • Đối với hình thức hợp đồng này thì người giao kết hợp đồng chỉ cần thực hiện một hành vi cụ thể là đã hoàn thành xong việc giao kết. 
    • Ví dụ: mua nước ở máy bán hàng tự động,…
  • Hình thức có công chứng, chứng thực, đăng ký

    • Đối với những trường hợp có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được đảm bảo, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.
    •  Ví dụ: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,….
  • Hình thức khác: ngoài những hình thức nói trên, hợp đồng còn có thể được thực hiện bằng các hình thức khác như bằng các hành vi cụ thể (ra hiệu, ra dấu bằng cử chỉ cơ thể…), miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu và thỏa thuận giao kết trên thực tế. 

Cần lưu ý là đối với những hợp đồng mà pháp luật bắt buộc phải giao kết theo những hình thức nhất định (thông thường là hình thức văn bản có công chứng chứng thực) thì các bên phải tuân theo các hình thức đó., ngoài ra các bên có thể tự do lựa chọn một trong các hình thức nói trên để giao kết.

3. Những nội dung cơ bản khi soạn hợp đồng dân sự

Nội dung hợp đồng dân sự là điều khoản khái quát về những gì các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Các loại hợp đồng khác nhau thì thường có nội dung khác nhau, tuy nhiên, hợp đồng nói chung bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Chủ thể của hợp đồng dân sự: Các bên tham gia quan hệ hợp đồng dân sự là cá nhân (bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài) pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
    • Cá nhân: Phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
    • Pháp nhân: Khi giao kết hợp đồng dân sự pháp nhân phải thông qua người đại diện của mình (đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền).
    • Hộ gia đình, hợp tác xã: Khi giao kết hợp đồng dân sự, hộ gia đình, hợp tác phải thông qua người đại diện của họ hoặc người được ủy quyền.
  • Đối tượng của hợp đồng dân sự: Là điều khoản  cơ bản có trong tất cả các loại hợp đồng dân sự . Đối tượng của hợp đồng dân sự có thể là tài sản hoặc công việc được làm hoặc không được làm. Vì hợp đồng dân sự là căn cứ cơ bản làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ nên đối tượng của hợp đồng dân sự cũng phải thỏa mãn các điều kiện của đối tượng nghĩa vụ. Do đó, nếu đối tượng của hợp đồng dân sự là tài sản thì phải được xác định, được phép lưu thông, nếu đối tượng của hợp đồng dân sự là công việc thì công việc đó phải được xác định, thực hiện được và pháp luật không cấm. 
  • Số lượng chất lượng: Số lượng và chất lượng là hai đại lượng gắn liền với đối tượng của hợp đồng. Tùy theo đối tượng của hợp đồng mà chủ thể thỏa thuận chất lượng số lượng cụ thể. 
  • Giá và phương thức thanh toán: Giá cả và phương thức thanh toán thường là điều khoản cơ bản được các bên thỏa thuận trong hợp đồng dân sự.
    • Giá của hợp đồng dân sự được xác định phụ thuộc vào đối tượng, số lượng và chất lượng của đối tượng. Giá có thể do các bên thỏa thuận hoặc được xác định thông qua đấu thầu, đấu giá tài sản. Trường hợp pháp luật quy định về khung giá thì phải tuân thủ khung giá đó. 
    • Phương thức thanh toán là cách thức do các bên thỏa thuận đặt ra để thực hiện việc thanh toán giá trị của hợp đồng dân sự. Trong điều khoản về giá thường đi kèm với thỏa thuận phương thức thanh toán. Các bên trong hợp đồng có thể tùy chọn phương thức thanh toán phù hợp. Một số phương thức thanh toán phổ biến là: Trả tiền mặt; chuyển khoản qua ngân hàng; nhờ thu…
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thỏa thuận với nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều khoản này có thể lăp lại những nghĩa vụ và cam kết của các bên tại các điều khoản trước và nêu thêm các điều khoản ràng buộc nếu các bên xét thấy cần thiết.
  • Thời hạn hợp đồng dân sự: Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế. Các bên nên thảo thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); thời điểm kết thúc hợp đồng.
  • Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: Để đảm bảo hơn quyền và lợi ích của các bên và đảm bảo việc thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng dân sự thì các bên nên thỏa thuận về điều kiện phạt vi phạm và bồi thường thiêt hại.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp: Đây là một nội dung mới so với quy định tại Bộ luật dân sự 2005. Việc bổ sung điều khoản này là cần thiết và hợp lí, bởi lẽ ngoài các điều khoản về đối tượng, giá cả, chất lượng,… thì phương thức giải quyết tranh chấp cũng là một nội dung mà các bên hoàn toàn có thể dự liệu để giải quyết khi có bất đồng, mâu thuẫn phát sinh từ hợp đồng dân sự.

Điều kiên có hiệu lực của hợp đồng dân sự.

Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng được các tiêu chí sau: 

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sựnăng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của hợp đồng dân sự  là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo bài viết về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tại đây.

Hợp đồng thuê tài sản

  • Hợp đồng thuê nhà và đất    
  • Hợp đồng thuê đất ruộng
  • Hợp đồng thuê đất bãi
  • Hợp đồng thuê mặt bằng
  • Hợp đồng thuê máy móc
  • Hợp đồng thuê nhân công
  • Hợp đồng thuê sản xuất
  • Hợp đồng thuê công cụ
  • Hợp đồng thuê xe 
  • Hợp đồng thuê nhà trọ
  • Hợp đồng thuê kho bãi
  • Hợp đồng thuê vận chuyển
  • Hợp đồng thuê văn phòng
  • Hợp đồng thuê công ty
  • Hợp đồng thuê căn hộ
  • Hợp đồng thuê nhà xưởng

Hợp đồng dựa trên mục đích:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Hợp đồng xuất khẩu
  • Hợp đồng nhập khẩu
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Hợp đồng gia công
  • Hợp đồng quảng cáo
  • Hợp đồng vận tải
  • Hợp đồng thầu phụ
  • Hợp đồng chuyển nhượng mục đích sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ chung cư
  • Hợp đồng chuyển nhượng nhà tập thể
  • Hợp đồng chuyển nhượng đất thuê 50 năm
  • Hợp đồng tặng cho đất
  • Hợp đồng chuyển nhượng công ty
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
  • Hợp đồng cho vay vốn
  • Hợp đồng vay vốn
  • Hợp đồng cho vay tiền
  • Hợp đồng vay tiền
  • Hợp đồng góp vốn
  • Hợp đồng liên doanh
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ
  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại
  • Hợp đồng ủy tác đầu tư
  • Hợp đồng đại lý
  • Hợp đồng độc quyền phân phối
  • Hợp đồng lao động
  • Hợp đồng đào tạo
  • Hợp đồng cho thuê lao động
  • Hợp đồng xuất khẩu lao động
  • Hợp đồng ủy quyền
  • Hợp đồng tài trợ
  • Hợp đồng đặt cọc

4. Những loại hợp đồng dân sự phổ biến

Trong thực tế cuộc sống, hợp đồng dân sự có thể tồn tại dưới nhiều hình thái, phương thức giao kết. Để xét những loại hợp đồng dân sự thì cái tên chỉ là một yếu tố, ngoài ra phải hiểu bản chất của loại hợp đồng dự định giao kết. Dựa trên kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy rằng các loại hợp đồng dân sự thường được sử dụng phổ biến:

5. Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng dân sự của Luật sư X?

Thứ nhất, có thể thấy rằng, để có một bản hợp đồng dân sự với đầy đủ các nội dung, phù hợp và thiết thực thì không phải ai cũng đủ kiến thức và kinh nghiệm dày dặn để tự mình soạn thảo. Việc sử dụng hợp đồng mẫu hay việc tự soạn thảo hợp đồng mà không nắm rõ các quy định của pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả là quyền và nghĩa vụ của các bên không được quy định rõ trong hợp đồng, nhiều trường hợp làm giảm tính khả thi của hợp đồng khi thực hiện trên thực tế, thậm chí dẫn đến tranh chấp sau này. Chúng tôi, với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, chuyên sâu về pháp luật, có kỹ năng hành nghề và giàu kinh nghiệm, thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều tình huống thực tế phát sinh trong tranh chấp về hợp đồng, tự tin có thể cung cấp cho bạn một bản hợp đồng hoàn hảo nhất, với các tiêu chí: 

  • Hình thức của hợp đồng dân sự đáp ứng các quy định của pháp luật, không bị vô hiệu về mặt hình thức;
  • Hợp đồng dân sự được lập thành với các điều khoản hợp pháp, không bị vô hiệu về mặt nội dung;
  • Hợp đồng dân sự được soạn thảo một cách chuyên nghiệp, gây ấn tượng tốt với đối tác.
  • Các thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng dân sự là chính xác, rõ ràng, không gây ra nhiều cách hiểu dẫn đến tranh chấp sau này. 

Thứ hai, chi phí hợp lý: Luật sư X luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng.

Thứ ba, tiết kiệm thời gian: Thời gian là vô giá, với kinh nghiệm dày dặn qua quá trình soạn thảo hàng nghìn hợp đồng dân sự cho các quý khách hàng, chúng tôi  tự tin có thể mang lại cho bạn một hợp đồng dân sự hợp pháp, hợp lí trong thời gian ngắn nhất. 

Thứ tư, đảm bảo về sự bảo mật thông tin khách hàng. Thông tin được coi là dữ liệu vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Để có được thông tin, dữ liệu đó, người dùng phải đánh đổi bằng nhiều thứ. Vì vậy, bảo mật thông tin là điều vô cùng quan trọng. Những thông tin bị đánh cắp có thể dẫn đến những rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với các khách hàng. Luật sư X cam kết mọi thông tin của khách hàng (thông tin địa chỉ cá nhân, tài khoản liên lạc hay những nọi dung tối cơ bản trong hợp đồng) đều được bảo mật  tuyệt đối. 

6. Các bước cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng dân sự

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về việc dịch vụ soạn thảo hợp đồng dân sự. 
  • Bước 2: Chuẩn bị các cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự.
  • Bước 3: Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của khách hàng,  từ đó đưa ra giải pháp tư vấn tối ưu cho việc soạn hợp đồng và ký kết hợp đồng.
  • Bước 3: Đưa ra các ý kiến pháp lý để khách hàng đánh giá, quyết định trong việc đàm phán các nội dung hợp đồng dân sự
  • Bước 4: Thẩm định các nội dung, rà soát, chỉnh sửa các điều khoản hợp đồng dân sự do đối tác đưa ra, hạn chế tối đa những lỗ hổng pháp lí, gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng của khách hàng về sau này.
  • Bước 5: Tiến hành cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng dân sự. 
  • Bước 6: Chuyển bản hợp đồng dân sự hoàn thiện cho khách hàng.
  • Bước 7: Sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng dân sự đã soạn nếu khách hàng có mong muốn, nhu cầu. 

Khi có nhu cầu, Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833 102 102 để được về hỗ trợ dịch vụ soạn thảo hợp đồng.

Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm