Thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ thủ công

bởi Vudinhha
Thời gian gần đây, nhu cầu về các mặt hàng thủ công đang ngày càng bùng nổ. Khi những món đồ công nghiệp đang ngày càng nhàm chán và đơn điệu, thì những sản phẩm  thủ công với những đường nét khéo léo, mộc mạc, kĩ thuật tỉ mỉ, nhưng không kém phần trang trọng lại rất được lòng người tiêu dùng. Đi cùng với xu hướng sản xuất thủ công, việc ra đời của hàng loạt các công ty khởi nghiệp nhỏ lẻ cũng trên đà được thúc đẩy. Bạn đang ấp ủ mong muốn thành lập một công ty sản xuất đồ thủ công nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ thủ công nhé. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Công ty được hiểu như thế nào?

Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung. Một khái niệm được mọi người thường dùng để thay thế “công ty” đó chính là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây có thể coi như một sai lầm theo hệ thống, tức đã ăn sâu vào tư duy của mỗi cá nhân, rằng nhắc đến công ty là nhắc đến doanh nghiệp. Họ luôn đánh đồng công ty và doanh nghiệp là một. 

Khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về doanh nghiệp như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

7.Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Dưới góc độ ngôn ngữ học, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có tên gọi riêng, trụ sở riêng và hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Hiện nay nước ta có 7 loại hình doanh nghiệp chính. Đó là:

  • Loại hình doanh nghiệp tư nhân
  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Hợp tác xã 
  • Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần
  • Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh
  • Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh

Theo đó, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được coi là công ty, còn lại là các loại hình khác của doanh nghiệp. Do vậy, có thể hiểu công ty là một tập con của tập doanh nghiệp, mang một phần tính chất cơ bản của doanh nghiệp, tiêu  biểu như: 

  • Tài sản của chủ sở hữu tách biệt hoàn toàn với công ty;
  • Chủ sở hữu có trách nhiệm hữu hạn với công ty;
  • Có khả năng chuyển nhượng cổ phần và vốn góp;
  • Quản lý tập trung và thống nhất;
  • Công ty có tính chất pháp nhân.

2.Khái quát về dịch vụ sản xuất đồ thủ công. 

Sản phẩm thủ công được thiết kế nhằm đáp ứng công năng sử dụng thực tiễn và phần nhiều mang tính chất trang trí thẩm mỹ. Vì vậy, sản phẩm thủ công có giá trị đòi hỏi sự khéo tay lẫn khả năng kiên nhẫn. Nhiều mặt hàng thủ công sử dụng vật liệu tự nhiên (đa phần là vật liệu bản địa), trong khi một số khác được chế tác từ các loại vật liệu phi truyền thống như vật liệu công nghiệp tái chế (nghệ thuật giấy hoặc điêu khắc thủy tinh).

Dịch vụ sản xuất đồ thủ công có các ngành nhỏ đi kèm với mã ngành cụ thể như sau: 

  • Sản xuất sợi: mã ngành 1311
  • Sản xuất vải dệt thoi : mã ngành 1312
  • Hoàn thiện sản phẩm dệt: mã ngành 1313
  • Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm : mã ngành 1512
  • Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ: mã ngành 1610
  • Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác: mã ngành 1621
  • Sản xuất đồ gỗ xây dựng: mã ngành 1622
  • Sản xuất bao bì bằng gỗ: mã ngành 1623
  • Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện : mã ngành 1629
  • Sản xuất bột giấy, giấy và bìa: mã ngành 1701
  • Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa: mã ngành 1702
  • Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu: mã ngành 1709
  • Sản xuất sản phẩm từ plastic: mã ngành 2220
  • Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác: mã ngành 2393
  • Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại: mã ngành 2599

Theo phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 2014 quy định về 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tiêu biểu như sản xuất con dấu, kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa), kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị, kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng,… Tuy nhiên, trong số đó, không có liệt kê đến dịch vụ sản xuất đồ thủ công. Từ đó có thể hiểu rằng, dịch vụ sản xuất đồ thủ công là một ngành dịch vụ thông thường. Pháp luật không quy định các điều kiện cụ thể, cũng không thuộc nhóm các ngành dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Do đó, khi thực hiện thủ tục thành lập, không đòi hỏi chủ sở hữu phải chuẩn bị những giấy tờ đặc trưng như kinh doanh các ngành nghề đặc biệt khác. 

3. Thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ thủ công.

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập công ty  sản xuất đồ thủ công.

  • Vốn: Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp phải có vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệp hình thành từ những nguồn khác nhau. Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ cho phù hợp với quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề sản xuất đồ thủ công.
  • Tên của công ty sản xuất đồ thủ công: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác.Tên công ty phải bao gồm hai thành tố, đó chính là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt. 
  • Loại hình của công ty:  Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Chủ sử hữu nên đánh giá được đúng khả năng kinh tế, nhân lực, tài chính cũng như mong muốn của bản thân để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp nhất trong việc kinh doanh dịch vụ  sản xuất đồ thủ công. 
  • Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác
  • Ngành nghề kinh doanh: Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh cụ thể trong hệ thống dịch vụ sản xuất đồ thủ công như đã liệt kê ở trên. Vì vậy, các chủ thể cần lưu ý cân nhắc kĩ trước khi đăng kí ngành nghề kinh doanh để tránh những vướng mắc hay khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành công ty sau này. 

Bước 2.Tiến hành đăng kí thành lập công ty sản xuất đồ thủ công.

1.Chuẩn bị hồ sơ  thành lập công ty sản xuất đồ thủ công

Ở bước này, với mỗi loại hình công ty, những yêu cầu về hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị lại có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, dù là loại hình công ty nào, thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau: 

  • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp  sản xuất đồ thủ công
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
  • Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu bạn muốn cụ thể hơn, có thể tham khảo hồ sơ đối với các loại hình công ty cụ thể như sau:

  • Đối với công ty hợp danh:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp  sản xuất đồ thủ công (loại hình Công ty hợp danh);
    • Điều lệ Công ty hợp danh;
    • Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn  (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
    • Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
    • Danh sách thành viên.
    • Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình).
  • Đối với công ty cổ phần:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp  sản xuất đồ thủ công.(loại hình Công ty cổ phần);
    • Điều lệ Công ty Cổ phần;
    • Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
    • Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân;
    • Danh sách cổ đông sáng lập công ty;
    • Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công (loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
    • Điều lệ Công ty;
    • Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân;
    • Danh sách thành viên Công ty;
    • Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền.

2.Nộp hồ sơ thành lập công ty  sản xuất đồ thủ công.

Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép Thành lập Công ty)

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. 
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    • Chọn phương thức nộp hồ sơ
      • Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
        • Người ký phải có Tài khoản đăng kí kinh doanh
        • Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh  doanh
        • Thông báo mẫu dấu qua mạng, không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
      • Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
        •  Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
        • Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
    • Chọn loại đăng ký trực tuyến
    • Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
    • Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
    • Xác nhận thông tin đăng kí
    • Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh. 

Sau khi người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của người thành lập doanh nghiệp đã nộp một bộ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp của cơ quan mình và giao giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. 

Đối với đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được coi là căn cứ để xác định thời gian thực hiện trách nhiệm đăng kí kinh doanh của  cơ quan đăng kí kinh doanh. 

3.Nhận kết quả

Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Con dấu
  • Bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp

4.Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp

Đây là một trong những thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kí doanh nghiệp được quy định tại điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp , phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung: 

  • Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp 
  • Các thông tin về ngành nghề kinh doanh
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là  nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. 

Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày. Việc thông báo công khai vừa là để quảng bá sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thương trường, vừa là để đảm bảo sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. 

Bước 3. Các công việc cần làm sau khi mở công ty sản xuất đồ thủ công.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:

  • Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng;
  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu;
  • Thủ tục thuế
  • In và đặt in hóa đơn;
  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở.

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục thành lập công ty sản xuất đồ thủ công. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm