Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế, đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Nhà nước đã liên tục tiến hành những cải cách trong pháp luật pháp luật đầy ấn tượng để cải thiện môi trường kinh doanh trong nước.
Tự do kinh doanh không chỉ là nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường mà còn là một trong những quyền cơ bản của công dân. Một trong những biểu hiện đầu tiên của quyền tự do kinh doanh là quyền thành lập, đăng kí thành lập doanh nghiệp. Để bước đầu tránh được những rủi ro đang tiềm ẩn không thể lường trước, việc đầu tiên bạn cần làm là đăng kí thành lập công ty. Vậy, thành lập công ty gồm những giai đoạn nào? Thủ tục thành lập ở những địa bàn khác nhau có giống nhau không? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng hãy cùng Luật sư X tìm hiểu Thủ tục thành lập công ty tại quận Cầu Giấy nhé như thế nào nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Công ty được hiểu như thế nào?
Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung. Một khái niệm được mọi người thường dùng để thay thế “công ty” đó chính là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây có thể coi như một sai lầm theo hệ thống, tức đã ăn sâu vào tư duy của mỗi cá nhân, rằng nhắc đến công ty là nhắc đến doanh nghiệp. Họ luôn đánh đồng công ty và doanh nghiệp là một.
Khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về doanh nghiệp như sau:
7.Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Các loại hình doanh nghiệp
Dưới góc độ ngôn ngữ học, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có tên gọi riêng, trụ sở riêng và hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Hiện nay nước ta có 7 loại hình doanh nghiệp chính. Đó là:
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp nhà nước
- Hợp tác xã
- Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần
- Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn
- Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh
- Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh
Theo đó, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được coi là công ty; còn lại là các loại hình khác của doanh nghiệp. Do vậy, có thể hiểu công ty là một tập con của tập doanh nghiệp, mang một phần tính chất cơ bản của doanh nghiệp, tiêu biểu như:
- Tài sản của chủ sở hữu tách biệt hoàn toàn với công ty
- Chủ sở hữu có trách nhiệm hữu hạn với công ty.
- Có khả năng chuyển nhượng cổ phần và vốn góp.
- Quản lý tập trung và thống nhất.
- Công ty có tính chất pháp nhân
2.Thành lập công ty là gì?
Tại Việt Nam, trong các văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ có quy định đăng kí thành lập doanh nghiệp như là một chế định về quyền hạn; và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp chứ cũng chưa có quy định cụ thể để giải thích thuật ngữ “thành lập doanh nghiệp”. Khái niệm thành lập doanh nghiệp; hay đăng kí thành lập doanh nghiệp được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp là hoạt động khởi tạo doanh nghiệp của chủ đầu tư bao gồm các hoạt động đầu tư tạo cơ sở vật chất cần thiết để doanh nghiệp có thể tiến hành được hoạt động kinh doanh của mình; và thủ tục pháp lí cần thiết để khai sinh hợp pháp ra doanh nghiệp đó.
Dưới góc độ pháp lí, đăng kí thành lập doanh nghiệp được hiểu là thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo quy định để thành lập hợp pháp doanh nghiệp. Đây là thủ tục pháp lí có tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi tham gia thị trường với ý nghĩa khai sinh doanh nghiệp.
Với tư cách là một chế định pháp lí, đăng kí thành lập doanh nghiệp là tổng hợp các quy định do nhà nước ban hành; quản lí sự xuất hiện trên thị trường của một chủ thể kinh doanh mới. Theo đó, chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh phải khai báo theo đúng quy định của pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và được nhà nước công nhận; và bảo hộ bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
3. Thực tiễn thành lập công ty tại quận Cầu Giấy
Được định hướng là trung tâm hành chính hạt nhân của thành phố; với ba tuyến đường huyết mạch: Trục Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu nối quốc lộ 32; Trục Trần Duy Hưng kết nối khu trung tâm với đại lộ Thăng Long; Trục Phạm Văn Đồng kết nối với đường Vành đai 3 giúp kết nối thuận tiện không chỉ nội thành mà còn cả các tuyến tỉnh, Cầu Giấy, với 8 phường (bao gồm Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân. Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa ) nổi tiếng là một khu vực được các nhà đầu tư ưu ái lựa chọn để gửi gắm “đứa con tinh thần” – công ty của mình.
Thực tiễn cho thấy, trong 10 tháng năm 2018, xét về số lượng doanh nghiệp, quận Cầu Giấy có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất (khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp), tương đương với quận Hà Đông. Cùng với đó, về quy mô vốn đăng ký; quận Cầu Giấy cũng có số vốn đăng ký nhiều nhất (hơn 31.911 tỉ đồng).
4. Thủ tục thành lập công ty tại quận Cầu Giấy
Những điểm cần chú ý
Thứ nhất, về cơ quan tiến hành đăng kí kinh doanh
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về cơ quan đăng kí kinh doanh thì đối với cá nhân tổ chức muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Quận Cầu Giấy thì cơ quan tiếp nhận; và xử lý là Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội; trụ sở đặt tại Tòa B10A Khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Mễ Trì, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh là 03 ngày sau khi nộp đầy đủ hồ sơ.
Sau 03 ngày xử ký, kết quả chủ doanh nghiệp nhận về sẽ bao gồm: Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Thông báo thuế; 01 con dấu công ty và 01 con dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật.
Bên cạnh đó, nếu thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại quận Cầu Giấy là Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Cầu Giấy, có địa chỉ là tầng 3 số 36 Cầu Giấy Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Những địa chỉ phòng Tài chính – kế hoạch ở Hà Nội
Ngoài ra, nếu bạn hoặc người thân có ý định thành lập hộ kinh doanh tại bất kì quận nào tại Hà Nội; có thể tham khảo những địa chỉ Phòng Tài chính – Kế hoạch ở Hà Nội sau đây:
- Tòa Nhà A, Khu Đô Thị Đền Lừ, Hoàng Mai, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội
- Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Đống Đa: 3, Ngõ 5, Hoàng Tích Trí, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
- Quận Hai Bà Trưng: 34 Lê Đại Hành Phố Lê Đại Hành, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Quận Hoàn Kiếm: Ủy Ban Nhân Dân Quận Hoàn Kiếm, 40, Thanh Hà, Phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội
- Quận Ba Đình: Ủy Ban Nhân Dân Quận Ba Đình, 25, Liễu Giai, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
- Quận Thanh Xuân: Số 9 Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Quận Tây Hồ: 657 Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
- Quận Long Biên: Số 1 phố Vạn Hạnh khu đô thị Việt Hưng, phường Giang Biên, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
- Quận Hà Đông: 5, Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
Thứ hai, về lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Để lựa chọn thành lập doanh nghiệp trước hết nhà đầu tư phải xác định, lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích và điều kiện của mình.
Ví dụ, nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ; vấn đề quản lí doanh nghiệp không quá phức tạp, rườm rà, thì ban đầu bạn nên thành lập doanh nghiệp tư nhân. Sau đó, nếu trong quá trình hoạt động muốn phát triển công ty ở khâu huy động vốn hay tham gia thị trường chứng khoán thì sẽ tiến hành chuyển đổi loại hình từ DNTN sang công ty TNHH 1 thành viên. Đây là một quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014 khi đã cho phép doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên khi đáp ứng đủ điều kiện luật định.
Hoặc nếu bạn muốn phát huy tối đa khả năng huy động vốn của công ty mình; hãy chọn loại hình công ty cổ phần.
Số lượng thành viên nhiều, công ty mang trách nhiệm hữu hạn là đặc điểm không chỉ công ty cổ phần mà cả công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng có. Tuy nhiên, công ty cổ phần có một đặc điểm; cũng là lợi thế độc nhất vô nhị, đó là có quyền chào bán, phát hành cổ phiếu. Điều này giúp công ty cổ phần dễ dàng trong việc huy động vốn; thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm lực đóng góp để xây dựng công ty; giúp công ty có khả năng tài chính vững mạnh, cộng với nhiều cá nhân có kiến thức để hỗ trợ trực tiếp cho công ty.
Sau đây là các giai đoạn cần tiến hành để thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền; và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
- Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu bạn muốn cụ thể hơn; có thể tham khảo hồ sơ đối với các loại hình công ty cụ thể như sau:
Đối với công ty hợp danh:
Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty hợp danh);
Điều lệ Công ty hợp danh;
Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
Danh sách thành viên.
Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình).
Đối với công ty cổ phần:
Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty cổ phần);
Điều lệ Công ty Cổ phần;
Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân; căn cước công dân, hộ chiếu,…
Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân.
Danh sách cổ đông sáng lập công ty.
Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên) ;
Điều lệ Công ty ;
Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động; quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân.
Danh sách thành viên Công ty
Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội, có địa chỉ là Tòa B10A Khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Mễ Trì, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép Thành lập Công ty)
Hình thức nộp hồ sơ:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Tài chính – Kế hoạch
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Chọn phương thức nộp hồ sơ
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Người ký phải có Tài khoản đăng kí kinh doanh
- Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh
- Thông báo mẫu dấu qua mạng, không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
- Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
- Chọn loại đăng ký trực tuyến
- Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
- Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
- Xác nhận thông tin đăng kí
Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng; và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại phòng Tài chính – Kế hoạch quận Cầu Giấy; có địa chỉ là tầng 3 số 36 Cầu Giấy Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Con dấu tròn công ty
- Bộ hồ sơ pháp lý lưu hành nội bộ doanh nghiệp
Bước 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp; bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng.
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu
- Thủ tục thuế
- Nộp thuế môn bài
- Kê khai thuế
- In và đặt in hóa đơn
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở
Khuyến nghị
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Thủ tục thành lập công ty tại quận Cầu Giấy”.
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Khi có nhu cầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số máy: 0833102102
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!