Kinh doanh thực phẩm đóng hộp không còn là một khái niệm mới đối với những cá nhân có “máu” kinh doanh bởi thị trường tiềm năng, có tính đặc thù nhằm vào nhu cầu của khách hàng luôn muốn đơn giản hóa, thuận tiện hóa nhịp sống của bản thân. Nhắc đến kinh doanh, có lẽ sẽ sẽ thiếu sót nếu không bàn tới vấn đề thành lập công ty. Vậy, thành lập công ty Kinh doanh thực phẩm đóng hộp cần có những điều kiện cụ thể nào? Thủ tục thành lập ra sao? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty Kinh doanh thực phẩm đóng hộp nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
1.Khái quát về dịch vụ kinh doanh thực phẩm đóng hộp.
Theo phụ lục 4 Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư 2014 quy định về 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương là ngành nghề kinh daonh có điều kiện. Cụ thể, các nhóm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương bao gồm:
- Bia
- Rượu, cồn và đồ uống có cồn
- Nước giải khát
- Sữa chế biến
- Dầu thực vật
- Bột, tinh bột
- Bột mì hoặc bột meslin
- Bột ngũ cốc
- Bột khoai tây
- Malt: Rang hoặc chưa rang
- Tinh bột: Mì, ngô, khoai tây, sắn, khác
- Inulin
- Gluten lúa mì
- Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín: spaghety, macaroni, mì sợi, mì ăn liền, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni, cháo ăn liền, bánh đa, phở, bún, miến…
- Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự
- Bánh, mứt, kẹo.
- Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
- Bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn
- Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự
- Bánh bột nhào
- Bánh mì giòn
- Bánh gato
- Các loại kẹo cứng, mềm có đường không chứa cacao
- Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường
- Kẹo sô cô la các loại
- Mứt, thạch trái cây, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu
- Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu
- Các sản phẩm bánh mứt kẹo khác
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc hoạt động đầu tư kinh doanh đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do: quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Tương tự như vậy, có thể hiểu rằng đối với dịch vụ kinh doanh thực phẩm đóng hộp, một số nhóm thực phẩm được nêu trên được pháp luật quy định các điều kiện cụ thể, do đó, khi thực hiện thủ tục thành lập kinh doanh những nhóm đối tượng này, hỏi chủ sở hữu phải chuẩn bị những giấy tờ đặc trưng khác với kinh doanh các ngành nghề thông thường khác, ví dụ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, công ty muốn tiến hành kinh doanh các ngành nghề về thực phẩm đóng hộp cần lưu ý về mã ngành nghề kinh doanh như sau:
- Mã ngành 4632 Bán buôn thực phẩm
- Mã ngành 4633 Bán buôn đồ uống
- Mã ngành 4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- Mã ngành 4719 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác
- Mã ngành 4721 Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
- Mã ngành 4781 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
- Mã ngành 1010: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
- Mã ngành 1020: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
- Mã ngành 1030 Chế biến và bảo quản rau quả
- Mã ngành 1040 Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
- Mã ngành 1050 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Mã ngành 1061 Xay xát và sản xuất bột thô
- Mã ngành 1062 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
2. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp
- Vốn: Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp phải có vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệp hình thành từ những nguồn khác nhau. Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ cho phù hợp với quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm đóng hộp
- Tên của công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác.Tên công ty phải bao gồm hai thành tố, đó chính là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Loại hình của công ty: Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Chủ sử hữu nên đánh giá được đúng khả năng kinh tế, nhân lực, tài chính cũng như mong muốn của bản thân để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp nhất trong việc kinh doanh thực phẩm đóng hộp.
- Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác
- Ngành nghề kinh doanh: Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh cụ thể trong hệ thống dịch vụ kinh doanh thực phẩm đóng hộp. Vì vậy, các chủ thể cần lưu ý cân nhắc kĩ trước khi đăng kí ngành nghề kinh doanh để tránh những vướng mắc hay khó khăn gặp phải trong quá trình vận hành công ty sau này.
Bước 2.Tiến hành đăng kí thành lập công ty
1.Chuẩn bị hồ sơ
Ở bước này, với mỗi loại hình công ty, những yêu cầu về hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị lại có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, dù là loại hình công ty nào, thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đóng hộp
- Dự thảo điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp
- Danh sách thành viên sáng lập công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
- Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu bạn muốn cụ thể hơn, có thể tham khảo hồ sơ đối với các loại hình công ty cụ thể như sau:
- Đối với công ty hợp danh:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đóng hộp (loại hình Công ty hợp danh);
- Điều lệ Công ty hợp danh;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
- Danh sách thành viên.
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình).
- Đối với công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đóng hộp.(loại hình Công ty cổ phần);
- Điều lệ Công ty Cổ phần;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty;
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đóng hộp.(loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
- Điều lệ Công ty;
- Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân;
- Danh sách thành viên Công ty;
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền.
Ngoài ra, đối với những nhóm thực phẩm thuộc quản lí của Bộ công Thương, thì bạn cần phải chuẩn bị thêm những giấy tờ sau trong hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp để đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
-
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo Mẫu 1 Thông tư số 26/2012/TT-BYT).
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của cơ sở)
-
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở), bao gồm
-
Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
-
Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
-
Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
-
Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
-
Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (Có xác nhận của cơ sở).
-
-
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (Tả, Lỵ trực khuẩn và Thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
-
Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
-
Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
-
2.Nộp hồ sơ
Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép Thành lập Công ty)
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
- Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
- Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
- Chọn loại đăng ký trực tuyến
- Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
- Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
- Xác nhận thông tin đăng kí
- Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ
Sau khi người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của người thành lập doanh nghiệp đã nộp một bộ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp của cơ quan mình và giao giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Đối với đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được coi là căn cứ để xác định thời gian thực hiện trách nhiệm đăng kí kinh doanh của cơ quan đăng kí kinh doanh.
3.Nhận kết quả.
Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Con dấu
- Bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp
4.Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp.
Đây là một trong những thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kí doanh nghiệp được quy định tại điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp , phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung:
- Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
- Các thông tin về ngành nghề kinh doanh
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày. Việc thông báo công khai vừa là để quảng bá sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thương trường, vừa là để đảm bảo sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 3. Các công việc cần làm sau khi mở công ty kinh doanh thực phẩm đóng hộp
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:
- Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng;
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu;
- Thủ tục thuế
- Nộp thuế môn bài;
- Kê khai thuế
- In và đặt in hóa đơn;
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở.
Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102