Quận Nam Từ Liêm là một trong số 12 quận thuộc thủ đô Hà Nội. Đây là quận mới có lịch sử được 7 năm nhưng được đánh giá là một trong số những quận có nhiều tiềm năng phát triển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng. Vì vậy, số lượng các công ty một số năm ở quận đang ngày một tăng lên. Vậy thủ tục thành lập công ty ở quận Nam Từ Liêm như thế nào và có những gì đặc biệt cần lưu ý theo quy định của pháp luật hiện hành? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ;
- Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT của Bộ kế hoạch và đầu tư ngày 08/01/2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT – BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung tư vấn
1. Thành lập công ty là gì?
Trong khoa học pháp lý, các nhà luật học đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về công ty. Trong đó, nhà luật học Kubler Cộng hòa Liên bang Đức quan niệm rằng: “Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó“. Dấu hiệu về “sự liên kết” được xem là đặc điểm phổ biến, cơ bản của các loại hình công ty thương mại. Hiện nay, tại Việt Nam, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, có 04 loại hình công ty sau:
- Công ty TNHH một thành viên;
- Công ty TNHH hai thành viên;
- Công ty hợp danh (CTHD);
- Công ty cổ phần (CTCP).
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, các loại hình công ty thuộc các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, thủ tục thành lập công ty sẽ được thực hiện theo thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung. Đăng kí thành lập doanh nghiệp được hiểu là thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành để thành lập hợp pháp doanh nghiệp. Đây là thủ tục pháp lí có tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi muốn tham gia thị trường với ý nghĩa như thủ tục “khai sinh doanh nghiệp”. Với tư cách là một chế định pháp lí, đăng kí thành lập doanh nghiệp là tổng hợp các quy định do nhà nước ban hành, quản lí sự xuất hiện trên thị trường của một chủ thể kinh doanh mới. Theo đó, chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh phải khai báo theo đúng quy định của pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được nhà nước công nhận và bảo hộ bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
2. Khái quát về thực tiễn thành lập công ty tại quận Nam Từ Liêm và điều kiện thành lập công ty tại quận Nam Từ Liêm
Khái quát về thực tiễn thành lập công ty tại quận Nam Từ Liêm
- Quận Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội được thành lập vào tháng 12/2013 theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Hiện nay, quận Nam Từ Liêm bao gồm 10 phường: phường Cầu Diễn, phường Phương Canh, phường Mễ Trì, phường Mỹ Đình I, phường Mỹ Đình II, phường Trung Văn, phường Phú Đô, phường Đại Mỗ, phường Xuân Phương, phường Tây Mỗ. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Nam Từ Liêm là quận có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo thể dục, thể thao, VĐV Cấp cao Hà Nội,…Hiện nay, quận Nam Từ Liêm có tốc độ tăng trưởng nhanh, phát triển năng động, đang thực sự trở thành “hòn ngọc phía Tây Thủ đô”, là trung tâm mới của thành phố và có nhiều tiềm năng phát triển cho các công ty.
- Thực tiễn cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 13150 công ty với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau đang hoạt động tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Các công ty tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tập trung chủ yếu ở phường Mỹ Đình I khoảng 1320 công ty, phường Cầu Diễn khoảng 900 công ty phường Đại Mỗ khoảng 720 công ty, phường Tây Mỗ khoảng 630 công ty, Phường Xuân Phương 420 công ty… Đây là một con số đáng kể đang từng ngày thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Điều kiện thành lập công ty tại quận Nam Từ Liêm
Thứ nhất, về lựa chọn loại hình công ty:
Nhìn chung, hiện nay, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm có nhiều loại hình công ty khác nhau được lựa chọn. Tuy nhiên, khi lựa chọn loại hình công ty để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, bạn nên căn cứ vào những yếu tố sau:
- Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào mục đích và điều kiện kinh doanh của nhà đầu tư mà phải lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp. Ví dụ, nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ, vấn đề quản lí doanh nghiệp không quá phức tạp, thủ tục thành lập không quá rườm rà, thì bạn nên thành lập công ty TNHH một thành viên.
- Hoặc nếu bạn muốn phát huy tối đa khả năng huy động vốn của công ty mình, hãy chọn loại hình công ty cổ phần. Số lượng thành viên nhiều, công ty mang trách nhiệm hữu hạn là đặc điểm không chỉ công ty cổ phần mà cả công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng có. Tuy nhiên, công ty cổ phần có một đặc điểm, cũng là lợi thế độc nhất vô nhị, đó là có quyền chào bán, phát hành cổ phiếu hay có thể gọi là “lên sàn” (chứng khoán). Điều này giúp công ty cổ phần dễ dàng trong việc huy động vốn, thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm lực đóng góp để xây dựng công ty, giúp công ty có khả năng tài chính vững mạnh, cộng với nhiều cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm để hỗ trợ trực tiếp cho công ty.
Thứ hai, điều kiện về thành viên:
– Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý công ty, trừ những trường hợp sau căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
- Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có yêu cầu về số lượng thành viên tối thiểu cũng như tối đa. Ví dụ: Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải có tối thiểu 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên của công ty.
Thứ ba, điều kiện về tên công ty:
Về tên công ty, khi đặt tên công ty bạn cần lưu ý đến quy định tại các Điều 38, Điều 39, Điều 40 và Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014. Ở đây, chúng tôi muốn đặc biệt lưu ý đến những điều cấm trong đặt tên công ty theo quy định tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014, đó là:
- Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Bên cạnh đó, để tránh trùng tên công ty bạn có thể tra cứu trước tại Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Thứ tư, điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
- Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia được quy định ở Quyết định 27/2018/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
- Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép hành nghề, điều kiện về vốn pháp định, các điều kiện khác).
Thứ năm, điều kiện về trụ sở:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; địa chỉ email, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Ví dụ: Số 45 phố Hàng Bún, Phường Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội.
- Trụ sở công ty không được là chung cư, khu tập thể (trừ trường hợp tòa nhà xây dựng với mục địch cho thuê văn phòng).
Thứ sáu, vốn điều lệ và vốn pháp định:
- Vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông/thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Nếu công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường, mà ngành đó không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dung với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó
Thứ bảy, về cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh:
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ – CP có quy định về cơ quan đăng kí kinh doanh như sau:
Điều 13. Cơ quan tiến hành đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên của pháp luật, khi bạn có nhu cầu thành lập công ty tại quận Nam Từ Liêm thì cơ quan tiến hành đăng ký kinh doanh cho bạn sẽ là Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư có địa chỉ tại Tòa nhà B10A, đường Nguyễn Chánh, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty bạn vì Phòng đăng ký kinh doanh thuộc địa bàn Quận Nam Từ Liêm, tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại, khiến việc đăng ký kinh doanh được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
3. Hồ sơ để đăng ký thành lập công ty tại Quận Nam Từ Liêm
Với mỗi loại hình công ty, những yêu cầu về hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị lại có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, dù là loại hình công ty nào, thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập;
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức);
- Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu bạn muốn cụ thể hơn, có thể tham khảo hồ sơ đối với các loại hình công ty cụ thể như sau
Đối với công ty hợp danh căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2014, CTHD cần:
- Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty hợp danh);
- Điều lệ Công ty hợp danh;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
- Danh sách thành viên.
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình.
Đối với công ty cổ phần căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014, CTCP cần:
- Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty cổ phần);
- Điều lệ Công ty Cổ phần;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân.
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty.
- Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này.
Đối với công ty TNHH căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH cần:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên) ;
- Điều lệ Công ty;
- Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân;
- Danh sách thành viên Công ty;
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền.
4. Thủ tục thành lập công ty tại quận Nam Từ Liêm
Bước 1: Khách hàng nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:
– Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội
– Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ:
- Chọn loại đăng ký trực tuyến;
- Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc;
- Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tử;
- Xác nhận thông tin đăng kí;
- Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ. Khách hàng là người sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp đó.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải ra thông báo:
- Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: khi có đủ các điều kiện là ngành nghề kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; tên doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của pháp luật; có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ; đã nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đăng công bố trên Cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp với lệ phí 100.000 VNĐ.
Bước 5: Thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:
- Thông báo sử dụng mẫu con dấu qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Nộp lệ phí môn bài;
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng;
- Mua chứng thực chữ ký số (cài đặt phần mềm + thiết bị token): liên hệ với nhà cung cấp;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo mẫu… );
- Sử dụng hóa đơn điện tử;
- Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu TB01/AC);
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở.
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Hãy liên hệ chúng tôi khi có nhu cầu thành lập công ty tại Hà Nội: 0833102102
Hy vọng bài viết hữu ích với quý độc giả!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay