Thủ tục thành lập công ty truyền thông

bởi Vudinhha

Ngày nay, đầu tư thành lập doanh nghiệp để kinh doanh đang là xu hướng chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế. Điều này xuất phát từ tầm quan trọng của các doanh nghiệp đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao mức sống của con người trên thế giới. Doanh nghiệp chính là đơn vị sản xuất hàng hóa, dịch vụ đpá ứng nhu cầu chủ yếu của toàn xã hội. Trong khi đó,truyền thông lại là một trong những dịch vụ thiết yếu ngày càng được thịnh tiến trong bảng thống kê mức độ cần thiết theo nhu cầu của người dân. Vậy, làm thế nào để có thể thành lập được công ty truyền thông? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu xem, thủ tục thành lập công ty truyền thông là gì nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Doanh nghiệp
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Công ty được hiểu như thế nào? 

Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung. Một khái niệm được mọi người thường dùng để thay thế “công ty” đó chính là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây có thể coi như một sai lầm theo hệ thống, tức đã ăn sâu vào tư duy của mỗi cá nhân, rằng nhắc đến công ty là nhắc đến doanh nghiệp. Họ luôn đánh đồng công ty và doanh nghiệp là một. 

Khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về doanh nghiệp như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

7.Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Dưới góc độ ngôn ngữ học, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có tên gọi riêng, trụ sở riêng và hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Hiện nay nước ta có 7 loại hình doanh nghiệp chính. Đó là:

  • Loại hình doanh nghiệp tư nhân
  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Hợp tác xã 
  • Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần
  • Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh
  • Loại hình doanh nghiệp Công ty liên doanh

Theo đó, chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được coi là công ty, còn lại là các loại hình khác của doanh nghiệp. Do vậy, có thể hiểu công ty là một tập con của tập doanh nghiệp, mang một phần tính chất cơ bản của doanh nghiệp, tiêu  biểu như: 

  • Tài sản của chủ sở hữu tách biệt hoàn toàn với công ty;
  • Chủ sở hữu có trách nhiệm hữu hạn với công ty;
  • Có khả năng chuyển nhượng cổ phần và vốn góp;
  • Quản lý tập trung và thống nhất;
  • Công ty có tính chất pháp nhân.

2. Các ngành nghề của công ty truyền thông

Một số ngành nghề tiêu biểu của công ty truyền thông có thể liệt kê đến như sau: 

  • Hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc
  • Hoạt động phát thanh, truyền hình
  • Dịch vụ viễn thông
  • Dịch vụ tư vấn các hoạt động liên quan đến máy vi tính
  • Hoạt động dịch vụ thông tin
  • Dịch vụ thông tấn
  • Dịch vụ quảng cáo và nghiên cứu thị trường
  • Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
  • In ấn và dịch vụ liên quan đến in

3. Thủ tục thành lập công ty truyền thông.

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty

  • Vốn: Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp phải có vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệp hình thành từ những nguồn khác nhau. Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ cho phù hợp với quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề truyền thông.
  • Tên của công ty truyền thông: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác.Tên công ty phải bao gồm hai thành tố, đó chính là tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt. 
  • Loại hình của công ty:  Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Chủ sử hữu nên đánh giá được đúng khả năng kinh tế, nhân lực, tài chính cũng như mong muốn của bản thân để lựa chọn được loại hình công ty phù hợp nhất trong việc kinh doanh dịch vụ truyền thông. 
  • Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác
  • Ngành nghề kinh doanh: Một trong những lưu ý khi thành lập công ty truyền thông quan trọng, đó là về ngành nghề kinh doanh. Vì trong lĩnh vực truyền thông có khá nhiều ngành nghề, nên doanh nghiệp hãy chọn mã ngành phù hợp nhất với khả năng kinh doanh của mình. Ngành, nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Bạn có thể tham khảo một số ngành nghề như sau: 
  • Hoạt động hậu kỳ – Mã ngành 591
  • Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình-Mã ngành 591
  • Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc-Mã ngành 592
  • Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình-Mã ngành 5913
  • Quảng cáo -Mã ngành 7310
  • Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí-Mã ngành 9000
  • Xuất bản phần mềm-Mã ngành 5820
  • Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận-Mã ngành 7320

Bước 2: Tiến hành đăng kí thành lập công ty

1.Chuẩn bị hồ sơ

Ở bước này, với mỗi loại hình công ty, những yêu cầu về hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị lại có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, dù là loại hình công ty nào, thì bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau: 

  • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp truyền thông.
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
  • Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, vì trong số các ngành nghề truyền thông, có một số ngành nghề đòi hỏi điều kiện kinh doanh, ví dụ như: Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, kinh doanh dịch vụ phổ biến phim, kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu… Do vậy, nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh những ngành nghề đó sẽ cần làm thủ tục công bố chất lượng hoặc thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh theo luật. Khi đó, trong hồ sơ cần có thêm những giấy tờ tương ứng sau: 

  • Giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh (dịch vụ truyền thông).
  • Chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu cơ quan( nếu có yêu cầu)

Nếu bạn muốn cụ thể hơn, có thể tham khảo hồ sơ đối với các loại hình công ty cụ thể như sau:

  • Đối với công ty hợp danh:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp truyền thông. (loại hình Công ty hợp danh);
    • Điều lệ Công ty hợp danh;
    • Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn  (đối với cá nhân): chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
    • Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập… (đối với thành viên góp vốn là pháp nhân).
    • Danh sách thành viên.
    • Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện mà nhờ người khác thực hiện thay cho mình).
  • Đối với công ty cổ phần:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp truyền thông.(loại hình Công ty cổ phần);
    • Điều lệ Công ty Cổ phần;
    • Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
    • Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân;
    • Danh sách cổ đông sáng lập công ty;
    • Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
    • Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty, đăng ký doanh nghiệp truyền thông.(loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
    • Điều lệ Công ty;
    • Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân;
    • Danh sách thành viên Công ty;
    • Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền.

2.Nộp hồ sơ

Bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố  để tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép Thành lập Công ty)

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. 
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
    • Chọn phương thức nộp hồ sơ
      • Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh
        • Người ký phải có Tài khoản đăng kí kinh doanh
        • Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh  doanh
        • Thông báo mẫu dấu qua mạng, không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
      • Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
        •  Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
        • Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
    • Chọn loại đăng ký trực tuyến
    • Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc
    • Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tư ̉
    • Xác nhận thông tin đăng kí
    • Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh. 

Sau khi người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền của người thành lập doanh nghiệp đã nộp một bộ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp của cơ quan mình và giao giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. 

Đối với đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp qua mạng điện tử. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được coi là căn cứ để xác định thời gian thực hiện trách nhiệm đăng kí kinh doanh của  cơ quan đăng kí kinh doanh. 

3.Nhận kết quả.

Thông thường, sau ba ngày làm việc, bạn sẽ quay trở lại phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố để tiến hành nhận kết quả, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Con dấu
  • Bộ hồ sơ pháp lý doanh nghiệp

4.Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp.

Đây là một trong những thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kí doanh nghiệp được quy định tại điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014.  Theo đó, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp , phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung: 

  • Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp 
  • Các thông tin về ngành nghề kinh doanh
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là  nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. 

Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày. Việc thông báo công khai vừa là để quảng bá sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thương trường, vừa là để đảm bảo sự quản lí của nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp. 

Bước 3. Các công việc cần làm sau khi mở công ty truyền thông.

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, bạn còn phải thực hiện những thủ tục sau đây để đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty của mình:

  • Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng), mở tài khoản ngân hàng;
  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu;
  • Thủ tục thuế;
  • In và đặt in hóa đơn;
  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở.

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm