Doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì không có cách nào khác là thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Mỗi một loại hình đều có vai trò khác nhau. Nếu doanh nghiệp muốn đơn vị phụ thuộc của mình, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền thì nên lựa chọn thành lập chi nhánh. Ba Đình – là một trong bốn quận nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội, với vị trí địa lý thuận lợi thu hút các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp phát triển kinh doanh đa dạng ngành nghề. Chính sự phát triển đó thúc đẩy các doanh nghiệp tại quận Ba Đình mở thêm nhiều chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty cho doanh nghiệp ở quận Ba Đình như thế nào? Có khác so với các quận khác tại Hà Nội hay không. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.
Căn cứ:
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
- Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung tư vấn
1. Chi nhánh được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 thì chi nhánh được hiểu như sau: Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân; có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân; việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Và pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 giải thích chi nhánh của doanh nghiệp như sau:
Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác tại khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
Điều 46. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Như vậy doanh nghiệp được quyền thành lập chi nhánh (đơn vị phụ thuộc) trong và ngoài nước, không bị giới hạn số lượng chi nhánh. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty
Doanh nghiệp cần lưu ý về các điều kiện đối với chi nhánh công ty theo pháp luật hiện hành:
- Có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu chi nhánh đủ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định.
- Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Có chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh chi nhánh yêu cầu chứng chỉ.
- Có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật
- Lưu ý khi đặt tên cho chi nhánh:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh
- Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
3. Thực tiễn thành lập chi nhánh công ty tại quận Ba Đình
- Ba Đình là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội và là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Ba Đình là một quận có vị trí địa lý thuận lợi, do đó, nhiều nhà đầu tư lựa chọn để đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Theo thống kê hiện nay quận Ba Đình có khoảng 24420 doanh nghiệp, trong đó có gần 15.000 doanh nghiệp có chi nhánh được mở tại các khu vực trong cùng quận. Có thể lấy một số ví dụ về các chi nhánh phân bổ ở các phường, xã như:
- Phường Ngọc Khánh: chi nhánh công ty TNHH Anh ngữ Brilliant Việt Nam; chi nhánh Công ty TNHH REHAU tại Hà Nội,…
- Phường Cống Vị: chi nhánh công ty TNHH nhà hàng mầm trúc –TANABATA; chi nhánh Ling Lang – Công ty TNHH Một thành viên Khách sạn AZUMAYA…
- Phường Liễu Giai: chi nhánh công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội TRUE LOVE trung tâm giáo dục và hướng nghiệp TRUE LO; chi nhánh công ty cổ phần đầu tư thảo dược xanh của hàng Green+1301009978 – 004…
- Phường Thành Công: chi nhánh công ty cổ phần Property X sàn giao dịch bất động sản Hà Nội, chi nhánh công ty cổ phần giải pháp điệntử hóa kinh tế DTECH,…
4. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tại quận Ba Đình
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại quận Ba Đình
Bước 1: Khách hàng nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh cho Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ:
- Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội.
- Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ:
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh:
- Người ký phải có Tài khoản đăng kí kinh doanh
- Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh
- Thông báo mẫu dấu qua mạng, không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Nộp bằng Chữ ký số công cộng:
- Không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng đăng kí kinh doanh.
- Người ký phải có Chữ ký số công cộng.
- Nộp bằng tài khoản đăng kí kinh doanh:
- Chọn loại đăng ký trực tuyến;
- Chọn loại hình doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc;
- Chọn loại giấy tờ nộp qua mạng điện tử;
- Xác nhận thông tin đăng kí;
- Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Chọn phương thức nộp hồ sơ:
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ. Khách hàng là người sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp đó.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải ra thông báo:
- Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh: cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh: khi có đủ các điều kiện là ngành nghề kinh doanh theo đúng doanh nghiệp; tên hoạt động chi nhánh được đặt đúng theo quy định của pháp luật; có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ; đã nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì doanh nghiệp phải đăng công bố trên Cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Các thủ tục sau thành lập chi nhánh:
- Kê khai nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh:
- Theo quy định, Chi nhánh công ty sau khi được thành lập có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi chi nhánh đặt địa chỉ. Trong trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh. Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình. Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho chi nhánh gồm : tờ khai và giấy ủy quyền thực hiện nếu ủy quyền.
- Thời gian nộp lệ phí môn bài: Thời gian chậm nhất mà chi nhánh công ty cần phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ thành lập chi nhánh công ty vào ngày 15/07/2018, thì thời gian chậm nhất phải đóng thuế môn bài là hết ngày 31/07/2018.
- Mức nộp: Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm. + Nếu chi nhánh được thành lập trong khoảng thời gian 06 tháng đầu năm(từ 01/01 đến ngày 30/06) thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Tức là nộp 1,000,000 đồng + Nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm) thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm. Tức nộp 500,000 đồng
- Hóa đơn:
- Chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc) đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng, hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp sau khi làm thủ tục đề nghị đặt in hóa đơn và được cơ quan quản lý thuế trực tiếp chấp nhận.
- Chi nhánh có thể lựa chọn mẫu hóa đơn riêng nhưng trên hóa đơn phải ghi thông tin tên doanh nghiệp ở phía trên cùng bên trái.
- Trước khi sử dụng hóa đơn tự in chậm nhất là 02 ngày làm việc, Chi nhánh công ty cần phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và gửi hóa đơn mẫu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
- Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp nhưng kê khai thuế giá trị gia tăng riêng thì chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh thì chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn nữa.
- Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh công ty:
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì chi nhánh công ty có thể mở tài khoản ngân hàng. Chi nhánh công ty có trách nhiệm thông báo số tài khoản của chi nhánh tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánhtrong thời gian 10 ngày kể từ ngày có tài khoản ngân hàng.
Lưu ý: về thời gian làm việc của phòng Đăng ký kinh doanh để thực hiện thủ tục nhanh chóng. Thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội là sáng từ 8h-11h30 (từ thứ 2 tới thứ 7) và chiều từ 13h30- 17h (từ thứ 2 tới thứ 6). Do số lượng hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp và thay đổi đăng ký kinh doanh hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội là tương đối nhiều, do đó, để tránh phải chờ đợi lâu khi thực hiện các bước thủ tục Luật sư X đã nêu ở trên, anh/chị nên tới sớm vào đầu các phiên làm việc buổi chiều. Hơn nữa, các tuyến đường để tới Phòng đăng ký kinh doanh tại khu Nam Trung Yên thường xảy ra tắc đường trên các đoạn đường Trung Kính, Nguyễn Chánh. Anh/chị khi đi nộp hồ sơ vào nên tránh di chuyển vào giờ cao điểm trên những tuyến đường đó.
Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102