Thủ tục giải thể công ty tại quận Long Biên

bởi NguyenTriet

Long Biên – mảnh đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất người ta thường nói với nhau gọi bằng một cái tên rất mỹ miều, đó là đất rồng Long Biên. Chính sự hấp dẫn đó đã thu hút các cá nhân, tổ chức đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp tại mảnh đất này. Một điều đáng mừng là trong những năm gần đây số lượng doanh nghiệp mới được thành lập ngày càng tăng mặc dù Long Biên mới lên Quận từ 2003. Tuy nhiên không tránh khỏi quy luật của tạo hóa, vạn vật đều thay đổi, công ty cũng vậy. Trải qua quá trình hoạt động hay thậm chí mới đi vào hoạt động nhưng do những vi phạm hoặc sự chuyển hướng đầu tư của chủ doanh nghiệp nên số lượng doanh nghiệp trong tình trạng giải thể của quận Long Biên đang ngày một tăng lên. Các chủ doanh nghiệp băn khoăn không biết thủ tục giải thể tại quận Long Biên có phức tạp hay không? Phải làm như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này Luật sư X xin cung cấp tới bạn đọc nội dung tư vấn về thủ tục giải thể công ty tại quận Long Biên. Hãy cùng chúng tớ theo dõi nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung tư vấn

1. Giải thể công ty được hiểu như thế nào?

Trong doanh nghiệp chúng ta đã nghe nhiều đến những cụm từ nào là “giải thể” nào là “phá sản” hay tạm ngưng hoạt động kinh doanh. Phổ biến là vậy nhưng trong các quy định của pháp luật hiện hành không có quy định nào giải thích rõ về các thuật ngữ trên.

Dựa trên những cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn hành nghề chúng tôi xin đưa ra cách hiểu về giải thể doanh nghiệp như sau:

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại, hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra hoặc doanh nghiệp bị giải thể theo quy định của pháp luật.

Rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa giải thể với việc tạm ngừng kinh doanh, vì vậy chúng tôi sẽ đưa ra một số các đặc trưng của giải thể để có thể dễ dàng nhận diện về giải thể doanh nghiệp là như thế nào, cụ thể:

Thứ nhất, về bản chất: Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính được hiểu là cách thức tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước, theo đó cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.

Thứ hai, giải thể doanh nghiệp mang tính tự nguyện hoặc cũng có thể là bắt buộc. Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp. Như vậy, giải thể doanh nghiệp một cách tự nguyện là chủ doanh nghiệp thực hiện quyền rút lui khỏi thương trường vì lí do cá nhân của họ hoặc trong điều lệ có thỏa thuận. Việc giải thể doanh nghiệp hoàn toàn mang tính chất tự nguyện và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp đó. Đối vơi trường hợp giải thể bắt buộc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp phải giải thể khi mà doanh nghiệp không còn đủ đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định như: kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Thứ ba, về hậu quả pháp lí: Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp về mặt pháp lí cũng như trên thực tế. Doanh nghiệp sẽ bị cơ quan đăng kí kinh doanh xóa tên trong sổ đăng kí kinh doanh. Việc giải thể tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Khi đó, doanh nghiệp không còn là chủ thể kinh doanh nói riêng và chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Thậm chí, tên riêng của doanh nghiệp đã giải thể còn có thể được sử dụng làm tên riêng của doanh nghiệp đăng kí sau đó.

Thứ tư, về chế tài xử lý: Chế tài pháp lí áp dụng đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm quản lí điều hành doanh nghiệp. Giải thể không đặt ra vấn đề hạn chế, cấm đảm nhiệm chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm điều hành doanh nghiệp. Về quyền thành lập, chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục được phép thành lập và quản lí một doanh nghiệp khác sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài sản của mình.

2. Quy định pháp luật về giải thể công ty

Giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:

Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Theo quy định trên chúng ta có thể thấy rõ các trường hợp giải thể cũng như những điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi muốn giải thể

Về các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Thứ nhất, kết thúc thời hạn đã ghi trong điều lệ mà công ty không có quyết định gia hạn

Đây là quy định thể hiện tính giải thể xuất phát từ sự tự nguyện của doanh nghiệp mà không phải chịu sức ép từ phía cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn thời hạn hoạt động cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên để có thể quản lý và đảm bảo sự thống nhất trong doanh nghiệp thì các thành viên sẽ soạn thảo điều lệ và có ghi thời hạn hoạt động. Tuy nhiên khi đối chiếu với pháp luật thì không có quy định cụ thể nào về buộc phải ghi thời hạn hoạt động trong điều lệ. Vì vậy khi áp dụng giải thể theo trường hợp này nhiều khi gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong vấn đề áp dụng vào thực tiễn.

Thứ hai, theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp

Cũng giống như trường hợp ở trên thì trường hợp giải thể theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp hoàn toàn mang tính tự nguyện, không xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật hay bị giải thể theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Lý do mà chủ doanh nghiệp muốn giải thể thì có thể nhiều nguyên nhân như làm ăn thua lỗ, muốn chuyển hướng hành nghề,…. nên quyết định giải thể. Quy định này cũng đảm bảo quyền tự quyết định, quyền tự định đoạt của một chủ thể trong quan hệ xã hội dân sự, đề cao sự tự nguyện, ý chí của chủ sở hữu.

Thứ ba, công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Việc quy định về số lượng thành viên tối thiểu là quy định đã được doanh nghiệp chấp thuận và phải tuân theo khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Số lượng thành viên nói lên tính chất của các loại doanh nghiệp và khi có sự thay đổi số lượng thành viên mà không thỏa mãn điều kiện ban đầu nữa thì cần làm thủ tục chuyển đổi, nếu không sẽ bị giải thể theo quyết định cơ quan có thẩm quyền. Tùy vào từng loại hình mà pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu khác nhau. Đối với doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Đối với công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài ra còn có thêm thành viên góp vốn. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên số thành viên tối thiểu là hai thành viên và số thành viên tối đa là 50 thành viên. Đối với công ty cổ phần số lượng cổ đông mà pháp luật quy định là ba cổ đông. Có thể lấy ví dụ: Công ty cổ phần A có yêu cầu số lượng thành viên tối thiểu là 3 cổ đông nhưng sau đó chỉ còn 2 cổ đông, trong trường hợp này công ty phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu vẫn muốn tiếp tục hoạt động. Nếu không thực hiện thủ tục chuyển đổi trong 6 tháng liên tục thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định giải thể.

Thứ tư, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo; Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập; Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế; Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản. Khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ bị giải thể the quyết định của cơ quan nhà nước.

Qua các trường hợp giải thể trên có thể phân ra thành hai loại giải thể là giải thể tự nguyện (trường hợp 1 và 2) và giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc 2 trường hợp cuối cùng.

Về điều kiện giải thể doanh nghiệp:

Cũng giống như tạm ngừng kinh doanh thì khi giải thể dù là tự nguyện hay mang tính bắt buộc thì vẫn phải tuân thủ các điều kiện nhất định. Đó là: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện này bởi lẽ khi giải thể sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của rất nhiều chủ thể đặc biệt là những người lao động – người ở vị thế yếu. Do đó doanh nghiệp vẫn phải thực hiện trách nhiệm của mình trọn vẹn.

3. Thực tiễn giải thể doanh nghiệp tại quận Long Biên

Long Biên là một quận nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội có phía Đông và Nam giáp huyện Gia Lâm; Phía Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; Phía Tây Nam giáp quận Hoàng Mai, ranh giới là sông Hồng; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, ranh giới là sông Đuống. Quận Long Biên có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang. Đây là một quận được đánh giá là có sự phát triển toàn diện, liên tục, tăng trường bền vững.

Cùng với sự đẩy nhanh tốc độ thành lập doanh nghiệp mới thì theo thống kê trong thời gian những năm gần đây số lượng doanh nghiệp tại quận Long Biên đang có dấu hiệu đua nhau giải thể. Cứ 1 doanh nghiệp được thành lập mới thì lại kéo theo xấp xỉ khoảng 1 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Đây là tỷ lệ đáng báo động cho sự phát triển kinh tế nói chung và quận Long Biên nói riêng.

4. Thủ tục giải thể công ty tại quận Long Biên

Nhìn chung thủ tục giải thể doanh nghiệp tại quận Long Biên sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: gửi hồ sơ lên cơ quan quản lý thuế trực tiếp để yêu cầu giải thể nhằm chốt và đóng mã số thuế doanh nghiệp

Bước 2: Sau khi có thông báo đóng mã số thuế công ty (thời gian 7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ tới cơ quan thuế) thì công ty tiến hành thủ tục giải thể tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của quận Long Biên

Bước 3: Sau khi hoàn tất thủ tục giải thể công ty tại phòng đăng ký kinh doanh thì thực hiện việc hủy/ trả con dấu pháp nhân theo quy định.

Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp giải thể thì thủ tục sẽ được tiến hành theo trình tự cụ thể như sau:

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại quận Long Biên theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải thông qua quyết định giải thể trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo. Quyết định này là căn cứ, là cơ sở để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự chấp thuận của các thành viên công ty.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm những nội dung sau:

Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp;
  • Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;

Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản thanh lý tài sản
  • Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng
  • Xác nhận đóng mã số thuế
  • Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu)

Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:

  • Công văn xin trả mã dấu
  • Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngoài việc gửi thông bảo giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải thực hiện thủ tục với Tổng Cục Hải Quan

Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông tư quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế (theo mẫu)
  • Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Đối với trường hợp công ty bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án, thì thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể công ty.

Bước 2: Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa Án, doanh nghiệp phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể (Quyết định của chủ doanh nghiệp tưa nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần).

Doanh nghiệp giải thể phải gửi:

  • Quyết định giải thể;
  • Danh sách các chủ nợ và phương thức giải quyết nợ đối với từng chủ nợ: địa điểm, phương thức thanh toán và cách thức, thời hạn thanh toán.

Đến các cơ quan sau:

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Cơ quan quản lý thuế trực tiếp
  • Người lao động
  • Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp
  • Các chủ nợ

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giài thể của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo giải thể doanh nghiệp và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thôn tin điện tử.

5. Lưu ý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp tại quận Long Biên

Thứ nhất, doanh nghiệp cần rà soát kỹ lưỡng những khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện đối với đối tác, người lao động và cơ quan nhà nước xem có khoản nào chưa thực hiện thì phải tiến hành thanh toán nhanh chóng, đảm bảo đầy đủ tránh những tranh chấp kiện tụng về sau.

Thứ hai, trong hồ sơ chuẩn bị giải thể cần lưu ý về tính đầy đủ, tính chính xác và tính thống nhất tránh tình trạng hồ sơ không đáp ứng điều kiện và bị trả lại gây mất thời gian, tốn kém chi phí.

Thứ ba, cần thực hiện đầy đủ các thủ tục thông báo tới từng cơ quan và cần nắm rõ thời gian làm việc của từng cơ quan để xác định khoảng thời gian đến nộp hồ sơ nhanh nhất, tránh bị chuyển sang ngày hôm sau.

Thứ tư, lưu ý về địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu từ thành phố Hà Nội có địa chỉ tại Tầng 3 – Nhà B10A – Nam Trung Yên – Hà Nội. Bên cạnh đó, thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội là sáng từ 8h-11h30 (từ thứ 2 tới thứ 7) và chiều từ 13h30- 17h (từ thứ 2 tới thứ 6). Do số lượng hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp và thay đổi đăng ký kinh doanh hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội là tương đối nhiều, do đó, để tránh phải chờ đợi lâu khi thực hiện các bước thủ tục Luật sư X đã nêu ở trên, anh/chị nên tới sớm vào đầu các phiên làm việc buổi chiều. Hơn nữa, các tuyến đường để tới Phòng đăng ký kinh doanh tại khu Nam Trung Yên thường xảy ra tắc đường trên các đoạn đường Trung Kính, Nguyễn Chánh. Anh/chị khi đi nộp hồ sơ vào nên tránh di chuyển vào giờ cao điểm trên những tuyến đường đó.

Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm