Mê Linh là một huyện nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, giáp sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là vị trí đắc địa cho hoạt động đầu tư kinh doanh với tốc độ phát triển kinh tế của tương đối cao, với bình quân 10,2%/năm. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động như cạnh tranh, thị trường, vốn, v.v mà nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động mà quyết định giải thể. Vậy pháp luật quy định về giải thể công ty như thế nào? Thủ tục giải thể tại huyện Mê Linh thực hiện thế nào? Cần lưu ý gì để thực hiện thủ tục giải thể nhanh gọn, hiệu quả nhất. Để giải đáp những thắc mắc này Luật sư X xin đưa ra tư vấn về thủ tục giải thể công ty tại huyện Mê Linh – Hà Nôi trong bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung tư vấn
I. Quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp
1. Thế nào là giải thể doanh nghiệp?
Pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào được coi là giải thể doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế có thể hiểu giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Điều kiện để giải thể doanh nghiệp
Để có thể thực hiện thủ tục giải thể, doanh nghiệp trên cả nước nói chung, cũng như doanh nghiệp tại huyện Mê Linh nói riêng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn.
- Doanh nghiệp không có tranh chấp đang giải quyết tại Tòa án hay Trọng tài thương mại.
Trường hợp, doanh nghiệp không có khả năng để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục phá sản thay vì thủ tục giải thể. Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giải thể và phá sản.
3. Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp được quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:
Điều 201. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Theo quy định trên chúng ta có thể thấy rõ các trường hợp mà doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục giải thể công ty:
Trường hợp 1: Kết thúc thời hạn đã ghi trong điều lệ mà công ty không có quyết định gia hạn
Điều lệ công ty được coi là thỏa thuận giữa các nhà đầu tư khi cùng góp vốn vào thành lập ra một doanh nghiệp, do đó có thể đưa ra quy định về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp nhưng nội dung này không phải là bắt buộc.
Trường hợp điều lệ không có quy định thì doanh nghiệp hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tới khi nào có quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động. Nếu trong Điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động thì khi hết thời hạn đó nếu công ty muốn tiếp tục hoạt động thì gia hạn thời hạn, nếu không thì phải tiến hành thủ tục giải thể.
Quy định này thể hiện quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tại huyện Mê Linh tự do lựa chọn thời hạn hoạt động cho doanh nghiệp của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định
Trường hợp 2: Theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp
Chủ sở hữu công ty có quyền thành lập công ty nên cũng có quyền giải thể công ty khi không muốn tiếp tục kinh doanh nữa. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khiến các chủ doanh nghiệp muốn chấm dứt sự tồn tại của công ty. Quyết định giải thể phải được lập thành văn bản và đáp ứng các yêu cầu về chủ thể, thẩm quyền,… để quyết định này trở nên có hiệu lực. Đối với từng loại hình doanh nghiệp thì chủ thể có thẩm quyền đưa ra quyết định này cũng khác nhau:
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp
- Đối với công ty hợp danh: tất cả thành viên hợp danh
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Hội đồng thành viên,
- Đối với công ty cổ phần: chủ sở hữu công ty
Trường hợp 3: Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Việc quy định về số lượng thành viên tối thiểu là quy định đã được doanh nghiệp chấp thuận và phải tuân theo khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Khi sự thay đổi số lượng thành viên mà không thỏa mãn điều kiện ban đầu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp nữa thì cần làm thủ tục chuyển đổi, nếu không sẽ bị giải thể theo quyết định cơ quan có thẩm quyền.
Tùy vào từng loại hình mà pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu khác nhau.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân là chủ sở hữu
- Đối với công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài ra còn có thêm thành viên góp vốn.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, số thành viên tối thiểu là hai thành viên và số thành viên tối đa là 50 thành viên.
- Đối với công ty cổ phần, số lượng cổ đông tối thiểu mà pháp luật quy định phải có là ba cổ đông. Tuy nhiên, không đưa ra số lượng tối đa chủ sở hữu
Trường hợp 4: Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án
- Doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế và bị cơ quan quản lý thuế ra quyết định Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp tại huyện Mê Linh sẽ bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước.
II. Thủ tục giải thể công ty tại huyện Mê Linh – Hà Nội
1. Thực tiễn tình hình giải thể doanh nghiệp tại huyện Mê Linh
Mê Linh là huyện nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh. Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn. Đặc biệt, Mê Linh có vị trí địa lý đặc địa, gần sân bay quốc tế Nội Bài, tập trung nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư kinh doanh.
Hiện nay, huyện Mê Linh bao gồm 18 đơn vị hành chính bao gồm 16 xã và 2 thị trấn: Thị trấn: Chi Đông, Quang Minh; Các xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Tam Đồng, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Mê Linh, Tiền Phong, Tự Lập, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tráng Việt, Vạn Yên, Văn Khê.
Tốc độ phát triển kinh tế của huyện Mê Linh được đánh giá là tương đối cao, với bình quân 10,2%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển nhanh dịch vụ. Theo thống kê, trong 10 gần đây, số doanh nghiệp mới thành lập đạt hơn 1300 doanh nghiệp, khoảng 6.400 hộ kinh doanh, 82 hợp tác xã; góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy phát triển nhanh, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp tại huyện Mê Linh chưa thể duy trì phát triển bền vững. Ước tính trong những năm gần đây, do bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố như suy thoái kinh tế, biến động thị trường, cạnh tranh của các tập đoàn nước ngoài, số lượng doanh nghiệp phải giải thể chiếm khoảng 40% các doanh nghiệp mới thành lập.
2. Thủ tục giải thể công ty tại huyện Mê Linh
Tùy vào từng trường hợp giải thể thì trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp tại huyện Mê Linh sẽ có đôi chút thay đổi. Theo đó, Luật sư X xin đi sâu vào phân tích từng trường hợp cụ thể:
Thứ nhất, thủ tục giải thể công ty tại huyện Mê Linh do chủ doanh nghiệp tự nguyện:
Trong trường hợp kết thúc thời hạn đã ghi trong điều lệ mà công ty không có quyết định gia hạn hoặc giải thể theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp thì thực hiện thủ tục giải thể theo các bước sau:
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải thông qua quyết định giải thể trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo. Quyết định này là căn cứ, là cơ sở để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự chấp thuận của các thành viên công ty.
Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp tại đặt tại huyện Mê Linh
- Lý do giải thể
- Thời hạn, thủ tục thanh lí hợp đồng không vượt quá 06 tháng kể từ ngày thông qua quyết đinh
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
- Họ tên, chữ kí người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Bước 2: Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.
Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
- Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp;
- Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế với Tổng cục hải quan nếu doanh nghiệp có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Thực hiện thủ tục xin xác nhận hoàn thuế của Tổng cục hải quan Việt Nam tại địa chỉ: Lô E3, Dương Đình Nghệ, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
Bước 3: Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo giải thể doanh nghiệp
- Quyết định giải thể doanh nghiệp
- Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp
- Biên bản thanh lý tài sản
- Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng
- Xác nhận đóng mã số thuế
- Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thông báo hủy mẫu dấu pháp nhân (theo mẫu)
Lưu ý:
Sau khi thực hiện thủ tục giải thể Phòng đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp còn phải gửi thông báo, quyết định giải thể của mình tới người lao động, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính.
Bước 4: Trả con dấu do cơ quan Công an cấp (nếu có)
Đối với trường hợp doanh nghiệp tại huyện Mê Linh mà được thành lập trước năm 2015 có sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công an. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:
- Công văn xin trả mã dấu
- Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thứ hai, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Đối với trường hợp công ty bị bắt buộc giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1: Ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể công ty.
Bước 2: Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa án, doanh nghiệp tại huyện Mê Linh phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể (Quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc của Hội đồng thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn; quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần). Đây là nghĩa vụ doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện.
Doanh nghiệp giải thể phải gửi:
- Quyết định giải thể;
- Danh sách các chủ nợ và phương thức giải quyết nợ đối với từng chủ nợ: địa điểm, phương thức thanh toán và cách thức, thời hạn thanh toán.
Đến các bên và cơ quan nhà nước có liên quan
- Cơ quan đăng ký kinh doanh
- Cơ quan quản lý thuế trực tiếp
- Người lao động
- Niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp
- Các chủ nợ
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
Sau 180 ngày kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể mà không có sự phản đối của bên có liên quan hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giài thể của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo giải thể doanh nghiệp tại huyện Mê Linh và chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử.
3. Lưu ý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp tại huyện Mê Linh
Thứ nhất, doanh nghiệp tại huyện Mê Linh cần rà soát kỹ lưỡng những khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện đối với các đối tác, người lao động và cơ quan nhà nước để tiến hành thanh toán nhanh chóng, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tránh những tranh chấp kiện tụng về sau.
Thứ hai, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thủ tục giải thể cần lưu ý về tính đầy đủ, tính chính xác và tính thống nhất tránh tình trạng hồ sơ không đáp ứng điều kiện và bị từ chối gây mất thời gian, tốn kém chi phí.
Thứ ba, lưu ý về địa chỉ Cục thuế thành phố Hà Nội tại Số 187A Giảng Võ, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. Doanh nghiệp tại huyện Mê Linh cần thực hiện thủ tục hành chính tại đây nên chủ động đến sớm để tránh tắc đường tại khu vực quận Đống Đa, tuyến đường Giảng Võ – Cát Linh.
Thứ tư, lưu ý về địa chỉ phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu từ thành phố Hà Nội có địa chỉ tại Tầng 3 – Nhà B10A – Nam Trung Yên – Hà Nội. Do tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên, cũng như việc quá tải hồ sơ mà doanh nghiệp nên chủ động xuất phát sớm, chọn thời điểm đầu ca làm việc để thực hiện thủ tục giải thể công ty nhanh chóng, tốn ít công sức.
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.