Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy

bởi NguyenTriet

Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, trên địa thủ đô Hà Nội nói chung và tại quận Cầu Giấy nói riêng, số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cơ chế thành lập doanh nghiệp của nước ta rất dễ dàng, vì thế nhiều người muốn “thử vận may”, nhưng họ chưa đủ tư chất, vốn liếng, bản lĩnh,… nên phải rút khỏi thị trường. Hiện nay có rất nhiều cách để một doanh nghiệp rút khỏi thị trường như tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thủ tục giải thể doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy như thế nào nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Giải thể doanh nghiệp là gì? 

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại, hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra hoặc doanh nghiệp bị giải thể theo quy định của pháp luật. 

Giải thể có nét riêng biệt cơ bản sau đây:

Một là, hậu quả pháp lí của giải thể doanh nghiệp là sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp về mặt pháp lí cũng như trên thực tế. Doanh nghiệp sẽ bị cơ quan đăng kí kinh doanh xóa tên trong sổ đăng kí kinh doanh. Việc giải thể tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Khi đó, doanh nghiệp không còn là chủ thể kinh doanh nói riêng và chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Thậm chí, tên riêng của doanh nghiệp đã giải thể còn có thể được sử dụng làm tên riêng của doanh nghiệp đăng kí sau đó. 

Hai là, về bản chất, giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính được hiểu là cách thức tổ chức hoạt động quản lí hành chính nhà nước, theo đó cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định nhằm đảm bảo việc rút lui khỏi thương trường một cách lành mạnh và có trật tự. 

Thứ ba, giải thể doanh nghiệp mang tính tự nguyện hoặc cũng có thể là bắt buộc. Giải thể doanh nghiệp trước hết là quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp. Như vậy, giải thể doanh nghiệp một cách tự nguyện là chủ doanh nghiệp thực hiện quyền rút lui khỏi thương trường vì lí do cá nhân của họ hoặc trong điều lệ có thỏa thuận. Việc giải thể doanh nghiệp hoàn toàn mang tính chất tự nguyện và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của doanh nghiệp đó. Đối vơi trường hợp giải thể bắt buộc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp phải giải thể khi mà doanh nghiệp không còn đủ đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định như: kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Thứ tư, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp giải thể là doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Đây là đặc điểm đặc trưng của giải thể doanh nghiệp, cũng là tiêu chí để phân biệt giải thể doanh nghiệp với các hoạt động khác như phá sản, tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện,…

Thứ năm, chế tài pháp lí đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm quản lí điều hành doanh nghiệp. Giải thể không đặt ra vấn đề hạn chế, cấm đảm nhiệm chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm điều hành doanh nghiệp. Về quyền thành lập, chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục được phép thành lập và quản lí một doanh nghiệp khác sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài sản của mình. 

2. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy.

Theo quy định tại điều 201 Luật doanh nghiệp 2014, có các trường hợp giải thể doanh nghiệp sau: 

Kết thúc thời hạn đã ghi trong điều lệ mà công ty không có quyết định gia hạn

Quy định này là hoàn toàn hợp lí, tạo tính chủ động hơn cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh có thể xin gia hạn thêm. Tuy nhiên, có một thực tế phát sinh là điều 25 Luật Doanh nghiệp không có quy định nào về thời hạn hoạt động là nội dung bắt buộc trong điều lệ công ty. Do đó, thông thường doanh nghiệp sẽ không ghi thời hạn hoạt động vào để tự gây khó khăn cho mình. Việc quy định trường hợp giải thể này khó mang tính thực tiễn. 

Theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp

Việc chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh nữa có thể bắt nguồn từ nhiều lí do khác nhau, chẳng hạn như tỉ suất lợi nhuận không cao, có mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp,…Trong trường hợp này, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh ở những loại hình doanh nghiệp khác, với những chủ thể khác. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. 

Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Đây là một trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể nếu không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng loại hình mà pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu khác nhau. Đối với doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Đối với công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài ra còn có thêm thành viên góp vốn. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên số thành viên tối thiểu là hai thành viên và số thành viên tối đa là 50 thành viên. Đối với công ty cổ phần số lượng cổ đông mà pháp luật quy định là ba cổ đông. Trong quá trình hoạt động, có thể do nhiều lí do khác nhau dẫn đến sự ra đi của một hoặc một số thành viên của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên theo quy định. Trong trường hợp đó, pháp luật cũng chưa bắt doanh nghiệp phải giải thể ngay mà ấn định cho doanh nghiệp khoảng thời gian là 06 tháng để có thể kết nạp thêm thành viên mới hoặc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác. Nếu hết thời hạn 06 thấng kể từ ngày doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu mà doanh nghiệp vẫn không thể khắc phục được thì doanh nghiệp đó buộc phải phá sản. 

Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. 

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giải thể chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp bị thu hồi. Trên cơ sở xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp, Phòng đăng kí kinh doanh tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp của doanh nghiệp. Việc thu hồi này dựa trên cơ sở hành vi vi phạm nghiêm trọng của doanh nghiệp, đồng thời chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. 

3. Điều kiện giải thể doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy

Khoản 2 điều 201 Luật Doanh nghiệp có quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:

2.Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Việc quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lí để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền  lợi của những chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại. Vấn đề quan trọng nhất trong giải thể doanh nghiệp là giải quyết những khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp đã giao kết trước khi chấm dứt tồn tại. Các khoản nợ và hợp đồng này có thể được giải quyết bằng các giải pháp nhưu doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện hết hợp đồng

4. Thực tiễn giải thể doanh nghiệp  tại quận Cầu Giấy. 

Được định hướng là trung tâm hành chính hạt nhân của thành phố, với ba tuyến đường huyết mạch: Trục Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu nối quốc lộ 32; Trục Trần Duy Hưng kết nối khu trung tâm với đại lộ Thăng Long; Trục Phạm Văn Đồng kết nối với đường Vành đai 3 giúp kết nối thuận tiện không chỉ nội thành mà còn cả các tuyến tỉnh, Cầu Giấy, với 8 phường (bao gồm  Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân. Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa ) nổi tiếng là một khu vực được các nhà đầu tư ưu ái lựa chọn để gửi gắm “đứa con tinh thần” –  công ty của mình.

Tuy nhiên, song song với việc tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước, thì số lượng doanh nghiệp giải thể cũng lớn lên đáng kể. Phòng tài chính -kế hoạch quận Cầu Giấy (Địa chỉ: Số 36, đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã nhấn mạnh, tất cả 17 ngành, nghề kinh doanh chính tại quận Cầu Giấy đều đang đối mặt với tình trạng số lượng chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng cao trong năm tới. Cụ thể. trong 10 tháng qua,tại  Cầu Giấy, cứ 1 doanh nghiệp được thành lập mới thì cùng với đó, có xấp xỉ 1 doanh nghiệp chuẩn bị hoặc đã rời bỏ thị trường.

5.Thủ tục giải thể doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Công việc đầu tiên để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy là thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp được xem như một thông báo của doanh nghiệp tại Cầu Giấy đến cơ quan đăng kí kinh doanh Cầu Giấy, cơ quan thuế quận Cầu Giấy, các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trước khi chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm những nội dung sau: 

Bước 2: Gửi quyết định giải thể và công khai quyết định này

Sau khi thông qua quyết định giải thể, trong thời hạn 07 ngày làm việc doanh nghiệp phải gửi quyết định giải thể và biên bản họp đến cơ quan đăng kí kinh doanh quận Cầu Giấy (có địa chỉ là tầng 3 số 36 Cầu Giấy Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội), cơ quan thuế quận Cầu Giấy ( cụ thể là Chi cục thuế quận Cầu Giấy, số 10, Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội), người lao động trong doanh nghiệp. Trong trường hợp còn nghĩa vụ chưa thành toán hết thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên  quan. Nội dung thông báo phải bao gồm:

  • Tên, địa chỉ của chủ nợ 
  • Số nợ
  • Thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ
  • Cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ. 

Quyết định giải thể phải đăng trên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy. 

Bước 3: Thanh lí tài sản và thanh lí các khoản nợ

Đề có thể thanh lí được các khoản  nợ thì trước hết doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy  phải thanh lí tài sản. Khoản 2 điều 202 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Luật quy định như vậy nhằm tạo tính chủ động hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện việc thanh lí tài sản được nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Sau khi thanh lí tài sản, doanh nghiệp tại quận Cầu Giấy tiến hành thanh toán các khoản nợ. Việc thanh toán các khoản nợ phải được tiến hành theo trình tự do pháp luật quy định. Khoản 5 điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp như sau: 

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác.

Xét dưới góc độ người lao động thì, đây là môt quy định có ý nghĩa vô cùng lớn. Bởi vì, so với doanh nghiệp,  nhà nước hay các chủ nợ khác, người lao động có vị thế yếu hơn cả. Hơn nữa, đây cũng là đối tượng có nhiều ảnh hưởng nhất khi doanh nghiệp giải thể. Vì thế, quyền lợi của người lao động cần phải được bảo vệ và ưu tiên giải quyết hàng đầu. 

Bước 4: Gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng kí kinh doanh tại quận Cầu Giấy và cơ quan đăng kí kinh doanh quận Cầu Giấy cập nhật tình trạng pháp lí của doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. 

Sau khi thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi đề nghị giải thể, hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng kí kinh doanh quận Cầu Giấy trong thời hạn 05 ngày làm việc. 

Theo đó, các doanh nghiệp phải gửi đề nghị giải thể đến cơ quan thực thi pháp luật đăng kí kinh doanh tại quân Cầu Giấy là Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Cầu Giấy, có địa chỉ là tầng 3 số 36 Cầu Giấy Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra, nếu bạn hoặc người thân có ý định nộp đề nghị giải thể tại bất kì quận nào tại Hà Nội, có thể tham khảo những địa chỉ Phòng Tài chính – Kế hoạch ở Hà Nội sau đây:  

  • Phòng Tài chính – Kế hoạch Quận Hoàng Mai tại địa chỉ Tòa Nhà A, Khu Đô Thị Đền Lừ, Hoàng Mai, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội
  • Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Đống Đa: 3, Ngõ 5, Hoàng Tích Trí, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội
  • Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Hai Bà Trưng: 34 Lê Đại Hành Phố Lê Đại Hành, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Hoàn Kiếm: Ủy Ban Nhân Dân Quận Hoàn Kiếm, 40, Thanh Hà, Phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội
  • Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Ba Đình: Ủy Ban Nhân Dân Quận Ba Đình, 25, Liễu Giai, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội
  • Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Thanh Xuân: Số 9 Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Tây Hồ: 657 Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
  • Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Long Biên: Số 1 phố Vạn Hạnh khu  đô thị Việt Hưng, phường Giang Biên, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
  • Phòng Tài Chính – Kế Hoạch Quận Hà Đông: 5, Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội

Luật doanh nghiệp 2015 đã đơn giản hóa quy trình, thủ tục giải thể doanh nghiệp, trong đó quy định thời hạn tối đa cơ quan đăng kí kinh doanh thực hiện thủ tục xóa tên doanh nghiệp là 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể hoặc sau 180 ngày kể từ ngày doanh nghiệp ra quyết định giải thể (nếu không nhận được ý kiến việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của các bên có liên quan bằng văn bản). Điều này cũng đặt ra các yêu cầu đối với cơ quan thuế cần khẩn trương thực hiện thủ tục giải quyết thuế. 

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm