Nhiều đánh giá cho thấy mô hình hộ kinh doanh có nhiều ưu điểm, đặc biệt phù hợp với những ý tưởng kinh doanh nhỏ lẻ, có nguồn vốn hạn chế, cơ cấu tổ chức đơn giản và ít bị ràng buộc về mặt pháp lý. Vì những lý do đó mà nhiều người đã lựa chọn thành lập hộ kinh doanh. Vậy cần phải biết những gì khi thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên? Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc trên qua bài viết về Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên – Hà Nội dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp 2014;
Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019 hợp nhất Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
Các văn bản hướng dẫn liên quan
Nội dung tư vấn
Thế nào là hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có thể hiểu là do các cá nhân hoặc một hộ gia đình thành lập với mục đích sinh lợi nhuận, khác với các mô hình công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, doanh thu, số lượng lao động, điều kiện đăng ký thành lập cũng đơn giản hơn nhiều so với các hình thức doanh nghiệp khác.Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh như sau:
Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.kinh doanh lưu động
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, , làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Chủ sở hữu hộ kinh doanh
- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
- Cá nhân thành lập được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Tên hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, bao gồm hai thành tố: “Hộ kinh doanh” +Tên riêng của hộ kinh doanh.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi quận Long Biên.
Đối với hộ kinh doanh, pháp luật hiện nay cho phép tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, nhưng trong phạm vi ngành, nghề mà luật không cấm. Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Luật Đầu tư 2014 quy định thì muốn kinh doanh ngành nghề đó thì phải đáp ứng đủ các điều kiện yêu cầu của luật định.
Ngành nghề kinh doanh
Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh
Trước khi quyết định thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở điều kiện mà mình có để đưa ra lựa chọn cho phù hợp nhất. Dưới đây là tóm tắt một số ưu và nhược điểm khi cân nhắc thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên:
Về ưu điểm của hộ kinh doanh:
- Thủ tục thành lập khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà.
- Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
- Không phải khai thuế hàng tháng.
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
- Được áp dụng chế độ thuế khoán
Nhược điểm của hộ kinh doanh
- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh.
- Chỉ được sử dụng dưới 10 người lao động trực tiếp.
- Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Các thành viên thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được phép đồng thời nắm giữ các vị trí sau: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.
- Hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng.
Thực tiễn thành lập hộ kinh doanh ở quận Long Biên
Long Biên là một quận nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội có phía Đông và Nam giáp huyện Gia Lâm; Phía Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng; Phía Tây Nam giáp quận Hoàng Mai, ranh giới là sông Hồng; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh, ranh giới là sông Đuống.
Quận Long Biên có 14 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang. Đây là một quận được đánh giá là có sự phát triển toàn diện, liên tục, tăng trường bền vững.Theo thống kế, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có trên 200.000 hộ kinh doanh đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu chỉ tính riêng địa bàn quận Long Biên có tới gần 9.000 hộ kinh doanh đang hoạt động; tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng. Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận.
Thủ tục thành lập
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ
Muốn thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên, cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại quận Long Biên với các nội dung:
- Tên hộ kinh doanh;
- Địa chỉ địa điểm kinh doanh tại quận Long Biên
- Số điện thoại, số fax, thư điện tử của hộ kinh doanh (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh (Lưu ý về các ngành, nghề cấm kinh doanh; và các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện);
- Số vốn kinh doanh;
- Số lượng lao động (Tối đa không quá 10 người lao động).
- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân; hoặc Chứng minh nhân dân; hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Lưu ý: Pháp luật có quy định hộ kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu;quyền sử dụng hợp pháp của mình đối với địa điểm kinh doanh. Do đó, trong quá trình lập thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại quân Long Biên; có thể phải xuất trình thêm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); hoặc hợp đồng thuê nhà, sổ hộ khẩu của địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo Điều 13 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT có quy định về cơ quan đăng kí kinh doanh như sau:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ; và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức muốn thành lập hộ kinh doanh tại địa bàn quận Long Biên; thì cơ quan có thẩm quyền là Bộ phận một cửa thuộc UBND quận Long Biên. Những chủ đầu tư muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh trên địa bàn quận Long Biên; thì nộp một bộ hồ sơ theo yêu cầu như trên đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả một giấy biên nhận; ghi rõ đã nhận hồ sơ và có ngày hẹn trên đó. Thời gian giải quyết hồ sơ sẽ là 03 (ba) ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khoảng thời gian 3 ngày, chủ hộ kinh doanh sẽ nhận được phản hồi về việc hồ sơ có được chấp thuận hay không.
- Nếu trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ nhận được thông báo phải xem xét; và bổ sung theo hướng dẫn.
- Nếu trường hợp hồ sơ đã hợp lệ và được chấp thuận; sẽ được cấp Giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh.
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả nhất là đối với các chủ đầu tư muốn thành lập hộ kinh doanh trên địa bàn quận Long Biên.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.