Thủ tục thành lập công ty ở quận Đống Đa – Hà Nội

bởi Vudinhha

Hà Nội là trung tâm văn hóa kinh tế chính trị của Việt Nam nên thu hút một lượng lớn những nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thành lập doanh nghiệp ở đây. Số lượng doanh nghiệp đặt tại thành phố Hà Nội ngày một tăng, đặc biệt là những quận trung tâm như quận Đống Đa có lượng công ty lên đến con số hàng chục nghìn. Và để có thể đưa doanh nghiệp vào hoạt động thì bạn cần phải thực hiện thủ tục thành lập công ty. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giới thiệu cho bạn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại quận Đống Đa-Hà Nội.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn

1. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty ở quận Đống Đa – Hà Nội:

Khi nhắc đến quận Đống Đa – Hà Nội chúng ta thường hay nhắc đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Đại học Luật Hà Nội… bên cạnh những địa điểm nổi tiếng này thì quận Đống Đa còn là nơi có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất của thành phố Hà Nội. Quận Đống Đa là một quận nằm ở trung tâm của thành phố Hà Nội, tiếp giáp với các quận khác của Hà Nội như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi đó, quận Đống Đa là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu, nên số lượng doanh nghiệp tập trung ở đây cũng chiếm một số lượng đáng kể. Hiện nay có hơn 30000 doanh nghiệp tập trung ở khu vực quận Ba Đình và con số này đang càng ngày tăng thêm, số lượng doanh nghiệp tập trung nhiều nhất là ở phường Ô Chợ Dừa. Để có thể thuận lợi kinh doanh thì một trong những yếu tố bạn cần quan tâm là nơi đặt địa điểm trụ sở kinh doanh, nếu chọn một địa điểm kinh doanh có vị trí đắc địa như quận Đống Đa thì đó sẽ là bước đệm để bạn dễ dàng kinh doanh. Nếu bạn có nhu cầu  thành lập công ty ở quận Đống Đa – Hà Nội thì bạn cần lưu ý những điểm sau:

Loại hình doanh nghiệp

Bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau phù hợp cho công ty của mình: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh sau này của doanh nghiệp của bạn. Cụ thể:

  • Công ty  TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức và chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tức là, nếu là bạn lựa chọn thành lập công ty TNHH 1 thành viên thì bạn sẽ là chủ sở hữu duy nhất của công ty và bạn sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản công ty trong phạm vi số vốn điều lệ mà bạn kê khai với cơ quan nhà nước nên có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết, hợp tác.  Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên còn có thể chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Hơn nữa, công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên. Như vậy, bạn phải kết hợp với một người hoặc tổ chức nữa thì mới có thể được thành lập loại hình công ty này và cũng giống như công ty TNHH 1 thành viên bạn cũng sẽ chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản công ty trong phạm vi số vốn mà bạn đã góp. Hơn nữa, công ty TNHH 2 thành viên cũng không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán
  • Công ty cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập và không hạn chế số lượng cổ đông. Và cũng giống như hai loại hình trên, bạn cũng chỉ phải chịu chịu trách nhiệm với các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản công ty trong phạm vi số vốn mà bạn đã góp. Ngoài ra, công ty cổ phần cũng có một đặc điểm khác với những loại hình công ty trên là có thể chào bán, phát hành cổ phiếu hay cụm từ mà chúng ta phải hay gọi là “lên sàn” chứng khoán. Đặc điểm này cũng giúp cho loại hình công ty này dễ dàng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư.
  • Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân. Như vậy công ty sẽ do một mình bạn làm chủ và mọi trách nhiệm với các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản công ty bạn phải chịu hoàn toàn và bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngoài ra, khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp này bạn sẽ không được thành lập bắt kỳ doanh nghiệp tư nhân nào khác và bạn cũng không được đồng thời là chủ sở hữu hộ kinh doanh hay là thành viên công ty hợp danh. Hơn nữa, công ty của bạn cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân cũng có những ưu điểm như cơ cấu tổ chức đơn giản nên dễ dàng điều chỉnh và vận hành. Bên cạnh đó, do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn nên rất dễ tạo lòng tin đối với đối tác, khách hàng cũng như ngân hàng.
  • Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh. Ngoài những thành viên hợp danh thì công ty còn có thể có thành viên góp vốn. Hơn nữa, thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Hơn nữa, công ty hợp danh không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Vốn điều lệ

Luật doanh nghiệp 2014 không quy định mức tối thiểu hay tối đa của vốn điều lệ nên khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp có thể khai báo vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc việc khai báo số thuế bao nhiêu vì đây là căn cứ để tính thuế môn bài và hạn mức vay tại ngân hàng. Ngoài ra, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì pháp luật có yêu cầu mức tối thiểu của vốn điều lệ được gọi là vốn pháp định.
Ví dụ: doanh nghiệp bạn muốn đăng ký thành lập có ngành nghề kinh doanh bất động sản tại quận Đống Đa thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ tối thiểu là 20 tỷ đồng

Địa chỉ doanh nghiệp

Quận Đống Đa có vị trí trung tâm và thuận tiện cho hoạt động kinh doanh thì nên thường có nhiều khu chung cư căn hộ hoặc nhà tập thể nhưng bạn nên lưu ý không được đặt trụ sở doanh nghiệp các hai địa điểm này vì pháp luật hiện hành nghiêm cấm hành vi này. Tuy nhiên, hiện nay tại quận Đống Đa có rất nhiều tòa nhà được xây dựng với mục đích cho thuê văn phòng cho các doanh nghiệp vì vậy bạn nếu không có điều kiện để đặt trụ sở tại mặt mặt tiền đường lướn thì bạn có thể lựa chọn những cao ốc văn phòng này. Hiện nay, tại quận Đống Đa thì phường Ô Chợ Dầu là nơi có số lượng doanh nghiệp đặt trụ sở nhiều nhất và phường Cửa Nam, Giảng Võ,… có số lượng doanh nghiệp rất thấp. 

2. Thủ tục thành lập công ty ở quận Đống Đa – Hà Nội:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Đối với công ty cổ phần: Thành phần hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức);

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức

Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật: chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…

Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với công ty TNHH một thành viên: Thành phần hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);

Giấy tờ chứng thực của người đại diện theo ủy quyền như: CMND, căn cước công dân…

Danh sách người đại diện theo ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT. 

Bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Thành phần hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân

Điều lệ công ty.

Đối với doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên: Thành phần hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);

Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Bản sao hợp lệ các ggiấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

Bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với công ty hợp danh: Thành phần hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);

Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Bản sao của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân: CMND, căn cước công dân…

Bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngoài ra, bạn còn cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo quy định hiện hành thì nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh có thể thông qua một trong hai phương thức là:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” của  Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty  
  • Nộp hồ sơ online tại website cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội đang trong quá trinh hành xây dựng chính phủ điện tử nên nếu bạn muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty ở quận Đống Đa nói riêng và tại các quận khác của Hà Nội thì phải đăng ký qua mạng. Bạn truy cập vào  trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn và làm theo các bước hướng dẫn. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày bạn đăng ký online bạn sẽ nhận được phản hồi của cơ quan chức năng xác nhận hồ sơ của bạn có hợp lệ không, nếu không hợp lệ bạn sẽ nhận được hướng dẫn bổ sung, sửa chữa hồ sơ. Sau khi hồ sơ online hợp lệ thì trong thời hạn 30 ngày bạn phải in một bản hồ sơ cứng kèm theo giấy thông báo hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ để nộp cho Bộ phận “một cửa” của  Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội – tại Tầng 3 – Nhà B10A – Nam Trung Yên – Hà Nội. Nếu hết khoảng thời gian này mà bạn không nộp thì bộ hồ sơ đăng ký online sẽ bị vô hiệu. Sau khi nộp hồ sơ giấy thì cán bộ sẽ cấp cho bạn giấy biên nhận ghị ngày hẹn nhận kết quả. 

Bước 3: Nhận kết quả.

Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ giấy, cán bộ sẽ đối chiếu hồ sơ giấy với bản hồ sơ online nếu hai bản đồng nhất thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế do Cơ quan thuế cấp. Nếu hồ sơ online và hồ sơ giấy có nội dung không thống nhất với nhau và người nộp hồ sơ không thông báo trước với Phòng đăng ký kinh doanh thì sẽ bị coi là giả mạo giấy tờ và hiển nhiên hồ sơ của bạn sẽ không bị từ chối.

Bước 4: Các thủ tục cần tiến hành sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng. Nếu như doanh nghiệp của bạn không đăng công bố đúng hạn theo quy định của pháp luật thì theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì công ty có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

2. Thủ tục thuế và mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp:

Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế thành phố Hà Nội(thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).  Hiện nay Cục thuế thành phố Hà Nội có địa chỉ tại 187A Giảng Võ, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. 

Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thuế và thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn quy định thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể theo Điều 7 của Thông tư 166/2013/TT-BTC thì mức phạt như sau:

Quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ: phạt cảnh cáo.

Quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày: phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.

Quá thời hạn quy định trên 30 ngày: phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.

3. Thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu con dấu:

Doanh nghiệp của bạn phải  thực hiện thủ tục khắc con dấu và đăng ký mẫu dấu theo quy định pháp luật. Sau khi có con dấu thì doanh nghiệp phải đăng ký mẫu con dấu tại cổng thông tin quốc gia. Trong trường hợp, doanh nghiệp của bạn sử dụng con dấu nhưng chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu thì theo quy định tại Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP doanh nghiệp của bạn có thể bị cơ quan thẩm quyền xử phạt từ  2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 

4. Thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép con hoạt động:

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn thực hiện hoạt động kinh doanh thuộc những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì bạn cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép con theo quy định của pháp luật.

Ví dụ:  Bạn muốn mở công ty giới thiệu và môi giới lao động, công việc tại quận Đống Đa thì cần phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do Ủy ban nhân dân  thành phố Hà Nội hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ủy quyền cấp.

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm